2 bộ phận trên cơ thể xuất hiện triệu chứng đau nhức thì rất có thể phổi đang ''kêu ca'', bác sĩ đưa ra một số lưu ý để bảo vệ đường hô hấp

Muốn biết phổi của mình có đang tích tụ quá nhiều chất thải độc tố, lâu dần dẫn đến mắc các bệnh phổi khác nhau hay không, bạn có thể xem xét qua biểu hiện đau nhức ở 2 bộ phận này trên cơ thể.

Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng của cơ thể con người và là nơi trao đổi khí không thể thiếu, tuy nhiên trong cuộc sống, nhiều người sinh ra thói quen làm việc và nghỉ ngơi không tốt, thường xuyên hút thuốc lá cộng với yếu tố ô nhiễm không khí... dẫn đến những tác hại nhất định đến phổi.

Nó cũng sẽ dẫn đến việc phổi tích tụ quá nhiều chất thải độc tố, lâu dần sẽ khiến bạn mắc các bệnh phổi khác nhau, trường hợp nặng có thể gây ung thư phổi. Vì vậy, trong cuộc sống, chúng ta phải chú ý đến việc bảo dưỡng phổi, đối với một số người phổi kém, cơ thể cũng sẽ xảy ra các biểu hiện bất thường sau.

1. Đau mỏi vai gáy

Đối với cơ thể con người, việc hô hấp chủ yếu được thực hiện qua phổi, một khi phổi bị tổn thương sẽ kèm theo tình trạng khó thở, kéo theo chứng đau mỏi vai gáy.

Đó là do phổi bị tổn thương khiến vai bị kéo căng ở một mức độ nhất định có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy. Bệnh phổi thường gặp nhất gây ra cơn đau mỏi vai gáy là ung thư phổi.

2 bộ phận trên cơ thể xuất hiện triệu chứng đau nhức thì rất có thể phổi đang kêu ca, bác sĩ đưa ra một số lưu ý để bảo vệ đường hô hấp - Ảnh 1.

Đau vai xảy ra do một khối u trong phổi lan đến các xương ở trong và xung quanh vai hay cột sống. Nếu trong phổi có một khối u lớn, nó có thể ấn vào các cấu trúc khác gần đó và góp phần gây đau vai. Một số cơn đau vai xảy ra khi khối u gây áp lực lên dây thần kinh cột sống trong phổi. Lúc ấy, não xử lý tín hiệu đau và cho rằng nguyên nhân đến từ vai, mặc dù dây thần kinh bị chèn ép nằm trong phổi.

Vì vậy, trong cuộc sống, khi gặp trường hợp như vậy, đa phần đều chỉ biết than phiền và cố gắng nghỉ ngơi vì nghĩ đó là do họ làm việc quá sức. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên bạn nên đến bệnh viện khám để tìm ra vấn đề và điều trị kịp thời nếu phổi có bệnh nhằm hạn chế tổn thương phổi.

2. Đau tức ngực

Đối với một số người phổi kém sẽ có một biểu hiện rõ ràng, đó là đau tức ngực do phổi bị tổn thương, các tế bào phổi bị tổn thương dẫn đến tình trạng đau tức ngực, tức ngực, khó thở.

Một số vấn đề về phổi có thể gây ra cơn đau tức ngực thường gặp như:

- Hen (khi lên cơn hen, đường thở co lại và việc thở ra sẽ trở nên khó khăn hơn, người bị hen có thể bị thắt nghẹt ngực hoặc thậm chí đau ngực).

- Viêm phế quản (viêm phế quản cũng là rối loạn tắc nghẽn đường thở, nên đau ngực liên quan đến viêm phế quản rất giống tình trạng đau ngực gây ra bởi bệnh hen).

2 bộ phận trên cơ thể xuất hiện triệu chứng đau nhức thì rất có thể phổi đang kêu ca, bác sĩ đưa ra một số lưu ý để bảo vệ đường hô hấp - Ảnh 2.

- Viêm phổi (đau thường là do căng cơ do ho quá nhiều hoặc bởi tình trạng viêm niêm mạc bên ngoài của phổi).

- Viêm màng phổi (đau ngực ''kiểu'' màng phổi là cơn đau ngực gây ra bởi hít thở, ho, hoặc di chuyển ngực, có thể được khu trú đến một vùng ngực hoặc vai).

Một khi có hiện tượng này bạn phải đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời.

Một số lưu ý của bác sĩ để phòng ngừa bệnh phổi

Để bảo vệ đường hô hấp và ngăn ngừa các yếu tố gây tổn hại nghiêm trọng đến phổi, gây bệnh phổi, thậm chí dẫn đến ung thư phổi, BS CKI Chu Quang Liên, Trưởng khoa Nội - Hồi sức cấp cứu, BVĐK Hồng Ngọc đưa ra một số lưu ý như sau.

2 bộ phận trên cơ thể xuất hiện triệu chứng đau nhức thì rất có thể phổi đang kêu ca, bác sĩ đưa ra một số lưu ý để bảo vệ đường hô hấp - Ảnh 3.

BS CKI Chu Quang Liên, Trưởng khoa Nội - Hồi sức cấp cứu, BVĐK Hồng Ngọc

''Các trái cây thường ngày chúng ta nên sử dụng để tốt cho phổi như táo, bưởi, nho, bơ và dâu tây bởi chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm và nhiễm trùng phổi, ngăn ngừa bệnh hen suyễn. Ngoài ra, bên trong các loại hoa quả này cũng có một số hợp chất giúp ngăn ngừa sự phát triển của những tế bào ung thư, trong đó có ung thư phổi''.

Các loại trái cây tốt cho phổi và hệ hô hấp

Bên cạnh đó, để bảo vệ đường hô hấp trước những khói bụi, ô nhiễm không khí, BS. Liên cũng nhắc nhở người dân khi đi ra ngoài nên đeo khẩu trang chống bụi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ năng lượng, uống nhiều nước, vệ sinh mũi miệng hàng ngày, tập thể dục thường xuyên.

Đồng thời, chúng ta cũng nên tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng những bệnh viêm đường hô hấp như cúm, phế cầu; dọn dẹp nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh trong không gian sống, có thể sử dụng các thiết bị lọc không khí trong gia đình; tránh xa các chất gây dị ứng đường hô hấp.

Cách bảo vệ đường hô hấp trước ô nhiễm không khí

''Chúng ta nên hạn chế hút thuốc lá bị động, nếu có thói quen hút thuốc lá thì nên bỏ càng sớm càng tốt'', bác sĩ nhấn mạnh.

Tất cả mọi người, đặc biệt là những người có sức đề kháng kém, vào mùa lạnh dễ bị viêm phổi tái phát, khi có các triệu chứng của viêm đường hô hấp như sốt, ho, đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi... thì nên thăm khám với bác sĩ kịp thời để được chỉ định dùng thuốc đúng và hiệu quả điều trị tốt nhất.

https://ahadep.com/2-bo-phan-tren-co-the-xuat-hien-trieu-chung-dau-nhuc-thi-rat-co-the-phoi-dang-keu-ca-bac-si-dua-ra-mot-so-luu-y-de-bao-ve-duong-ho-hap-20220205135640611.chn