2 mùi khó chịu xuất hiện ở vùng kín có thể là dấu hiệu nhiễm HPV, làm thêm 3 việc sẽ giúp đẩy lùi tình trạng này

Việc lây nhiễm HPV rất dễ gây ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm hộ… Vì vậy, cần phải làm công tác phòng ngừa để chữa khỏi HPV kịp thời nhằm tránh nguy cơ gây ung thư.

HPV (Human papillomavirus) là loại virus gây u nhú ở người, được đánh giá là một loại virus lây truyền với tốc độ nhanh chóng mặt. Đặc biệt, virus HPV cũng được biết tới là một trong những nguyên nhân gây mụn cóc sinh dục, ung thư cổ tử cung cùng nhiều loại ung thư phụ khoa nguy hiểm cho cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ hoàn toàn về loại virus này.

Sau khi bị nhiễm virus HPV, không phải là không có bất kỳ triệu chứng nào. Lúc này, sẽ có 2 thời điểm mà vùng dưới cơ thể bốc mùi khác thường mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.

1. Máu kinh nguyệt có mùi

Trong trường hợp bình thường, máu kinh không có mùi nhưng khi tiếp xúc với không khí rất dễ bị oxy hóa nên gây ra mùi tanh. Nếu máu kinh có mùi ôi thiu hoặc mùi chua thì rất có thể là bạn đã mắc bệnh phụ khoa. Đặc biệt khi lượng kinh tăng lên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt và chu kỳ kinh kéo dài nhiều lần sẽ cần đến bệnh viện khám để loại trừ khả năng mắc bệnh sớm.

2 mùi khó chịu xuất hiện ở vùng dưới có thể là dấu hiệu nhiễm HPV, làm thêm 3 việc sẽ giúp đẩy lùi tình trạng này - Ảnh 1.

2. Dịch tiết hàng ngày có mùi

Dịch tiết hàng ngày là điều bình thường mà ai cũng sẽ gặp phải, nhưng hầu như nó không có mùi gì. Tuy nhiên, sau những tổn thương ở cổ tử cung, khí hư sẽ có mùi tanh. Tình trạng này khi càng nặng hơn sẽ dễ xuất hiện mùi hôi nồng nặc. Đặc biệt, nếu có kèm theo hiện tượng mắt đỏ ngầu thì cần đến bệnh viện để khám tầm soát xem có bị nhiễm virus HPV hay không.

2 mùi khó chịu xuất hiện ở vùng dưới có thể là dấu hiệu nhiễm HPV, làm thêm 3 việc sẽ giúp đẩy lùi tình trạng này - Ảnh 2.

*Làm thế nào để nữ giới ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus HPV?

1. Duy trì lịch trình sinh hoạt lành mạnh

Nữ giới nên duy trì một thời gian biểu đều đặn, từ việc đi ngủ sớm hay dậy sớm, tránh thức khuya. Bởi chỉ ngủ đủ giấc mới có lợi cho việc phục hồi và tái tạo các tế bào khác nhau trong cơ thể, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch. Nếu cơ thể miễn dịch mạnh có thể loại bỏ HPV kịp thời và tránh các tổn thương ở cổ tử cung. Ngoài ra, việc ngồi ít và chăm vận động nhiều sẽ tốt hơn cho quá trình lưu thông máu và tăng cường sức đề kháng tốt hơn. Hãy đứng lên ít nhất 10 phút sau mỗi giờ ngồi và cố gắng dành thời gian ít nhất là 150 phút tập thể dục nhịp điệu mỗi tuần.

2. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Hãy sắp xếp ba bữa ăn trong ngày một cách hợp lý, ăn nhiều trái cây và rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt cùng các sản phẩm từ đậu nành, ít ăn đồ chua, hun khói và đồ cay. Việc bổ sung lượng selen thích hợp, là chất chống oxy hóa có thể chống lại tế bào ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện chức năng tuần hoàn của các cơ quan nội tạng, từ đó giúp loại bỏ virus HPV.

3. Duy trì một thái độ tốt

Cảm xúc ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch, từ đó ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất. Vì vậy, cần giữ thái độ tốt, làm việc điều tiết bản thân ổn định để đón nhận mọi việc với tinh thần lạc quan, tích cực. Bạn có thể giảm bớt lo lắng bằng cách trò chuyện với bạn bè và gia đình, tập thể dục, nghe nhạc hoặc đi tắm để thúc đẩy khí và lưu thông máu trơn tru nhằm tăng cường trao đổi chất và loại bỏ HPV. Đồng thời nên vệ sinh sạch sẽ, tránh quan hệ tình dục quá sớm, không được dùng thuốc tránh thai để tránh thai lâu dài, giảm việc khám phụ khoa không cần thiết.

Nguồn: Sohu, Healthline; Ảnh: Internet

2 mùi khó chịu xuất hiện ở vùng dưới có thể là dấu hiệu nhiễm HPV, làm thêm 3 việc sẽ giúp đẩy lùi tình trạng này - Ảnh 3.