1. Đau lưng do can thận hư yếu
- Thường có các biểu hiện: Đau lưng đã lâu, đau không cử động được hoặc cử động khó khăn, nhưng không có điểm đau nhói hoặc thống điểm, đoản hơi, tiểu tiện ít, lưỡi ít rêu, mạch hư tế.
Đau lưng là một chứng thường gặp trong nhiều loại bệnh tật.
- Điều trị: Dùng bài Bổ thận cường yêu phương (Y viện Trung Nhật hữu nghị Bắc Kinh) gồm: Cẩu tích 12g, tang ký sinh 15g, ngưu tất 9g, xuyên tục đoạn 9g, đỗ trọng 9g, ý dĩ nhân 30g.
Quả cật lợn tươi 1 quả (mổ ra cắt bỏ hết màng trắng, rửa sạch, nấu lấy nước, lấy nước này sắc thuốc). Có thể lấy cật Dê để thay thế. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Gia giảm: Hiện tượng hàn rõ rệt, gia phá cố chỉ 9g, hồ đào nhục 9g (để cả vỏ lụa).
Vị thuốc cẩu tích (lông culi) là chủ dược trong bài Bổ thận cường yêu phương trị đau lưng
2. Đau lưng do thận dương hư yếu
- Triệu chứng: Ngồi lâu bị đau lưng, nghỉ ngơi thì đỡ đau, mệt nhọc đau tăng, hễ đứng lâu cũng khó chịu, chân tay không ấm.
- Điều trị: Dùng bài Dương thị phì đại tính tích trục viêm phương, làm ấm thận dương, ích khí dưỡng huyết, kiêm hoạt huyết giảm đau.
Thành phần bài thuốc gồm: Thục phụ tử 9g, phòng kỷ 9g, quy bản (chích) 12g, thục địa hoàng 12g, nhục quế 6g, chế nhũ hương 6g, tang ký sinh 15g, ma hoàng (chích) 3g, ngưu tất 9g, đương qui 9g, lộc giác sương 12g, bổ cốt chi 12g, chế xuyên ô 6g, cam thảo 6g, hoàng kỳ (chích) 15g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Vị thuốc phòng kỷ.
3. Đau lưng do thận khuy tinh thiếu, đốc mạch không hòa
- Triệu chứng: Đau lưng lâu ngày có điểm áp thống và đau lan tỏa tới chi dưới, đôi khi đi khập khiễng hoặc cơ ở chi dưới hơi nhẽo, nên làm thông mạch đốc và hoạt huyết, bổ ích tinh tủy.
- Điều trị: Dùng bài Thông đốc hoạt huyết thang (Viện Nghiên cứu Trung y dược tỉnh Hồ Bắc).
Thành phần bài thuốc gồm hoàng kỳ 18g, đan sâm18g, xích thược 9g, tô mộc 9 g, cẩu tích 12g, đương quy 9g, đỗ trọng 9g, địa long 9g, trạch lan 9g, lộc giác phiến 18g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần, uống khi thuốc còn ấm.
Gia giảm: Kiêm chứng chi dưới nặng nề, rêu lưỡi trắng nhớt, không khát hoặc khát mà không muốn uống, thuốc chống thấp nặng, linh hoạt; gia: Phòng kỷ, tỳ giải, xương truật.
Có chứng trạng ứ huyết rõ rệt, vùng lưng đau nhói, lưỡi có nốt ứ huyết, mạch sáp trệ, gia tam thất, đào nhân, huyền hồ.
Kiêm chứng sợ lạnh ưa ấm, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch khẩn là thuộc hàn nặng, gia tế tân 3g.
Hoàng kỳ.
4. Phòng tránh đau lưng
- Tránh ngồi lâu, thường xuyên thay đổi tư thế, không duy trì bất kỳ một tư thế nào trong thời gian dài, nhất là tư thế ngồi.
- Kiêng các tư thế làm sai lệch, dồn ép trọng lượng lên các đĩa đệm cột sống gây biến dạng, sinh đau.
- Tránh các tư thế xoắn, vặn đột ngột. Tránh mang vác các vật quá nặng, sai tư thế.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối, đầy đủ, đảm bảo sức khỏe cơ xương khớp. Thường xuyên tập luyện và rèn luyện thể chất, phòng tránh đau lưng.
- Duy trì một lối sống lành mạnh, năng động, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi…