3 loại rau tuyệt đối không ăn sống, cần được chần hoặc luộc kỹ trước khi ăn kẻo vừa mất ngon còn gây ngộ độc

Ăn nhiều rau thì tốt cho sức khỏe nhưng ăn sai cách thì chẳng khác nào nuốt thuốc độc vào người.

Nhiều người có quan niệm ăn rau khi sống sẽ giữ được nhiều dưỡng chất, ít dầu mỡ nên giảm cân tốt hơn sau khi chế biến. Cũng không ít người lại cho rằng việc rửa kỹ với nước, ngâm nước muối là đủ để rau, củ sạch hoàn toàn. Thực chất, đó là những hiểu lầm vô cùng tai hại. 

Thực chất, có rất nhiều loại rau bị giảm vị ngon, dinh dưỡng nếu ăn sống hoặc chứa độc tố, vi sinh vật khó tiêu diệt. Vì vậy, cần phải chần trước khi chế biến, nấu chín kỹ mới ăn được. Phổ biến nhất là 3 nhóm rau sau: 

1. Rau nhiều axit oxalic

Có rất nhiều loại rau chứa axit oxalic, tuy nhiên không phải loại nào cũng phải chần hay nấu kỹ trước khi ăn. Danh sách rau, củ có hàm lượng axit oxalic đứng đầu bao gồm: rau chân vịt, mồng tơi, củ cải đường, cần tây, rau dền, mướp đắng, măng tươi, cà rốt, cà tím, khoai lang, bí xanh. 

3 loại rau tuyệt đối không ăn sống, cần được chần hoặc luộc kỹ trước khi ăn kẻo vừa mất ngon còn gây ngộ độc - Ảnh 1.

Axit oxalic sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt và gây kích thích tiêu hóa. Đối với những người có dạ dày không tốt còn có thể kích thích niêm mạc dạ dày và gây ngộ độc nhẹ. 

May mắn là axit oxalic hòa tan trong nước và việc chần, luộc qua nước có thể làm giảm đáng kể hàm lượng chất này. Tốt nhất là nên chần hoặc khoảng 15 - 30 giây trước khi ăn liền, xào, nấu, làm nộm các loại rau trong danh sách trên. Nếu chế biến món luộc hoặc nấu canh, hãy chắc chắn là chúng đã chín kỹ hoàn toàn mới được ăn. 

2. Rau họ đậu

Đậu hà lan, đậu bắp, đậu đũa hay đậu cô ve... là những loại rau phổ biến, giá rẻ, dễ chế biến thành nhiều món và tốt cho sức khỏe nên thường xuất hiện trên bàn ăn của mọi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng cần phải nấu chín hoàn toàn chúng mới đảm bảo sức khỏe.

Thực chất, các loại đậu chứa 1 số chất như phytohemagglutinin, độc tố glycosid, chất ức chế protease… gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đường tiêu hóa và dạ dày.

 
3 loại rau tuyệt đối không ăn sống, cần được chần hoặc luộc kỹ trước khi ăn kẻo vừa mất ngon còn gây ngộ độc - Ảnh 2.
 Các triệu chứng ngộ độc bao gồm trướng bụng, nôn mửa, tiêu chảy, thậm chí nặng hơn là gây chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi lạnh, tê bì chân tay và các triệu chứng liên quan đến hệ thần kinh khác.

Tuy nhiên, các chất độc này đều dễ dàng phân hủy ở nhiệt độ cao. Nên để phòng tránh ngộ độc từ đậu hãy luôn nấu chín hoàn toàn, đun sôi trên 100 độ C hoặc hãy luộc hoặc chần nước nóng trước khi đem xào hay nấu các món khác. 

3. Các loại rau có nitrat cao

Nitrat tồn dư vượt ngưỡng cho phép trong rau củ đang là mối nguy lớn cho sức khỏe. Nếu ăn liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến gan, thận. 

Tác hại của nitrat là ngấm lâu dài và có thể chuyển hóa thành nitrit, trong khi đó nitrit dễ tạo thành nitrosamine gây ung thư hoặc gây bệnh dạ dày, ngộ độc cấp tính. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng lượng nitrit cho phép hàng ngày là 0 - 0,07mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể.

Trên thực tế, mỗi người nhận được khoảng 80% nitrat trong chế độ ăn uống từ rau. Các loại rau có hàm lượng natri nitrat cao bao gồm rau bina, cải thìa, củ cải, rau diếp, cà rốt, cần tây, bắp cải và củ dền. Vì vậy, tốt nhất là hãy chần qua các loại rau này trước khi chế biến, hạn chế ăn sống để bảo vệ sức khỏe. 

3 loại rau tuyệt đối không ăn sống, cần được chần hoặc luộc kỹ trước khi ăn kẻo vừa mất ngon còn gây ngộ độc - Ảnh 3.

Ngoài ra, 1 số loại rau dễ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật như rau cải, súp lơ, bắp cải, nấm, hành tây, ớt chuông… cũng không phù hợp để ăn sống. Tốt nhất là chần kỹ với nước nóng trên 90 độ C ít nhất 10 giây và luôn nấu chín thật kỹ. 

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Healthline, Eat This

https://ahadep.com/3-loai-rau-tuyet-doi-khong-an-song-can-duoc-chan-hoac-luoc-ky-truoc-khi-an-keo-vua-mat-ngon-con-gay-ngo-doc-2022021610295846.chn