Nhồi máu não là căn bệnh ngày càng gia tăng, không chỉ xảy ra với người già mà nó cũng đang có xu hướng trẻ hóa. Khi bệnh bộc phát bất ngờ, nó không chỉ gây đột quỵ, tử vong đột ngột mà tỷ lệ bị tàn tật sau khi cứu chữa rất cao. Vì thế, mọi người không nên coi thường căn bệnh này.
Những nguyên nhân phổ biến làm gia tăng người mắc bệnh nhồi máu não
Hầu hết bệnh nhân bị nhồi máu não đều không tách rời các nguyên nhân như huyết áp cao, thiếu axit folic, ít vận động, áp lực cao, thức đêm nhiều, hút thuốc lá lâu năm…
Trong đó, huyết áp cao là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh nhồi máu não. Nếu tăng 10mmHg huyết áp tâm thu sẽ làm tăng 50% nguy cơ nhồi máu não. Vì vậy, việc kiểm soát bệnh tăng huyết áp rất quan trọng.
Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp sẽ có các triệu chứng tăng homocystein. Tăng homocystein máu có thể dẫn đến huyết khối động mạch và huyết khối tắc tĩnh mạch, do tế bào nội mô mạch máu bị tổn thương. Những bệnh nhân tăng huyết áp như vậy có nguy cơ bị nhồi máu não cao hơn gấp 5 lần so với bệnh nhân tăng huyết áp thông thường. Việc bổ sung axit folic lúc này có thể cải thiện homocystein não, giảm tỷ lệ bị nhồi máu não.
Ngoài ra, một lý do phổ biến khác chính là thói quen thức khuya thường xuyên, căng thẳng quá mức. Điều này có thể gây rối loạn nội tiết, dẫn tới tăng huyết áp và nguy cơ bị nhồi máu não. Hút thuốc lá không chỉ liên quan đến bệnh ung thư phổi mà còn làm tăng khả năng bị nhồi máu não.
4 loại gia vị trong bếp là đồng phạm của bệnh nhồi máu não
Trong số những nguyên nhân kể trên, có một số thói quen trong ăn uống cũng có thể gây nhồi máu não. Đặc biệt một số gia vị trong nhà bếp có liên quan rất lớn.
1. Mỡ động vật
Nhiều người nghĩ rằng, chiên xào bằng mỡ động vật rất thơm, khiến món ăn trở nên ngon hơn. Thế nhưng, mỡ chứa nhiều cholesterol, tiêu thụ thường xuyên có thể làm tăng hàm lượng cholesterol xấu và triglycerid trong mạch máu, dẫn tới việc hình thành các cục máu đông, theo thời gian có thể gây ra nhồi máu não.
2. Muối ăn
Muối là một trong những loại gia vị cần thiết trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều muối sẽ khiến cơ thể dư thừa ion natri, làm tăng huyết áp. Khi các mảng bám trong mạch máu bong ra có thể gây tắc nghẽn mạch máu và tổn thương não.
3. Đường
Thực phẩm nhiều đường một lượng lớn axit béo chuyển hóa, có thể làm tăng nguy cơ béo phì. Ngoài ra, việc nêm nếm nhiều đường khi nấu nướng có thể làm tăng độ nhớt của mạch máu, làm cản trở việc vận chuyển máu lên não bộ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhồi máu não.
Đối với một số người đang bị lipid máu cao, khi ăn ngọt nhiều sẽ khiến đường tích tụ lại trong cơ thể dưới dạng mỡ, tăng lipid máu, dễ dàng xuất hiện các bệnh liên quan tới mạch máu.
4. Bột ngọt
Để món ăn có vị ngon ngọt tự nhiên, đậm đà hơn, không ít người rất thích nêm nếm bột ngọt. Tuy nhiên, loại gia vị này cần hạn chế cho vào thức ăn. Thành phần chính của bột ngọt chứa đường, muối và một số chất phụ gia khác, việc nêm nếm quá nhiều sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng hình thành các cục máu đông trong mạch máu. Theo thời gian, điều này có thể dẫn tới việc mắc các bệnh về mạch máu.
Để tránh gia các bệnh về mạch máu và nhồi máu não, ngoài lối sống lành mạnh thì bạn cần chú trọng tới chế độ ăn uống. Bạn nên hạn chế nêm nếm quá nhiều muối, đường, bột ngọt… bỏ thuốc lá, bia rượu, thức ăn nhiều dầu mỡ và đảm bảo uống đủ nước cơ thể cần.