1. Ung thư đại trực tràng
Trên thực tế, tiền sử gia đình có người mắc bệnh polyp ruột trong vài năm trở lại đây tăng lên rất cao. Trong số đó, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư đại trực tràng lại càng cao hơn. Điều đáng lo là trong gia đình những người có tiền sử mắc bệnh ung thư đại trực tràng thì xác suất di truyền sang con cái có thể lên đến 20 - 30%. Vì vậy, ngay khi phát hiện ra người nhà mình từng mắc bệnh thì tốt nhất bạn nên chủ động đi tầm soát thường xuyên để phòng ngừa trước.
2. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là căn bệnh có liên quan đến thói quen ăn uống hàng ngày. Tính chất phân nhóm gia đình cũng rất rõ ràng và căn bệnh này càng có yếu tố di truyền cao. Nếu trong gia đình có một người mắc bệnh thì ít nhất sẽ có từ 1 - 2 người trong nhà có nguy cơ lây truyền căn bệnh này. Đặc biệt, căn bệnh này cũng ngày càng trẻ hóa nên tốt nhất cứ chủ động đi tầm soát thường xuyên sẽ tốt hơn.
3. Ung thư gan
Khoảng 80% người mắc bệnh ung thư gan đều từng có tiền sử viêm gan và xơ gan. Trong khi đó, viêm gan B lại là bệnh truyền nhiềm và có thể lây truyền từ những người thân trong gia đình. Vì vậy, nếu trong gia đình bạn có người thân mắc các bệnh về gan thì tốt nhất bạn cũng nên chủ động đi tầm soát nguy cơ mắc bệnh từ sớm.
4. Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng có khuynh hướng di truyền trong gia đình khá cao. Nguyên nhân gây bệnh hiện nay chủ yếu là do virus Epstein-Barr (EBV). Cách tốt nhất để đối phó với loại ung thư có khuynh hướng di truyền này là đi khám thường xuyên và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để phòng tránh bệnh từ sớm.
5. Ung thư vú
Ung thư vú đã được chứng minh lâm sàng là có tính di truyền nhất định, nhất là từ những người thân trong gia đình. Nếu mẹ bạn mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ lây bệnh ung thư cho con gái càng cao gấp 2 - 3 lần so với người bình thường. Vì vậy, bạn nên đi khám vòng 1 thường xuyên, đặc biệt sau 35 tuổi thì hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của "núi đôi".
Nguồn: Sohu