Chỉ cần nắm bắt được những thông tin quan trọng này, chúng ta có thể kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt.
1. Da tím
Trên da xuất hiện những mảng lớn màu tím, y học gọi là ban xuất huyết. Nó chủ yếu được gây ra bởi sự giảm đột ngột các tiểu cầu trong máu, làm cản trở chức năng đông máu, dẫn đến sự lắng đọng của máu trong lớp dưới của da.
Ban xuất huyết cũng là một trong những biểu hiện quan trọng của các bệnh máu thường gặp, như ung thư hạch, u tủy, bệnh bạch cầu. Có nhiều yếu tố gây ra ban xuất huyết, chẳng hạn như giảm tiểu cầu vô căn và ban xuất huyết dị ứng.
Vì vậy, nếu cơ thể mệt mỏi, tím tái thì nên đến bệnh viện để tầm soát bệnh càng sớm càng tốt, để có hướng điều trị kịp thời.
2. Da vàng
Da vàng phần lớn là do vàng da, y học gọi là tăng bilirubin trong máu. Đó là do sự hình thành quá nhiều bilirubin trong cơ thể, và các tế bào gan không thể đào thải bilirubin một cách kịp thời, hiệu quả.
Sự hình thành và thải bilirubin chủ yếu liên quan đến gan, túi mật và hệ thống máu, do đó, nếu da trở nên vàng thì rất có thể hệ thống gan và túi mật đang bất thường. Nếu người bệnh còn kèm theo hiện tượng vàng củng mạc, niêm mạc vàng, tiểu vàng thì phải cảnh giác với biểu hiện của bệnh ung thư gan.
3. Da mẩn đỏ
Theo nghiên cứu y học, hơn 50% bệnh nhân mắc các khối u ác tính hệ bạch huyết như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan… đã có các triệu chứng bệnh ngoài da 5 năm trước khi phát bệnh. Da của hầu hết bệnh nhân có những biểu hiện bất thường như đóng vảy, sưng tấy, mẩn đỏ.
Do đó, nếu da đột nhiên nổi những mảng đỏ và sưng tấy lớn, bạn phải cảnh giác và đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt, tránh để tình trạng bệnh kéo dài.
4. Da ngăm đen
Nếu cơ thể con người bị ung thư như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú… thì trong quá trình phát triển các khối u này sẽ hình thành tế bào hắc tố estrogen hoặc corticotropin. Việc sản xuất các hormone đó có thể khiến melanin kết tủa, làm da bắt đầu đen sạm. Những vùng da bị thâm đen thường gặp là nếp gấp da, bẹn, cổ, nách.
Do đó, nếu đột nhiên thấy cơ thể bị sạm đen không rõ nguyên nhân, bạn nên đến bệnh viện thăm khám kịp thời để tránh tình trạng bệnh phát triển nặng hơn.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline