Quan niệm 1: Thuốc ngoại, giá thành cao mới an toàn và hiệu quả.
Thực tế: Thước đo chất lượng và hiệu quả của thuốc giảm cân không nằm ở giá thành cao hay thấp. Tâm lý sản phẩm càng đắt tiền chất lượng càng cao sẽ dễ khiến bạn “lạc lối” trong “ma trận” thuốc giảm cân được rao bán tràn lan tại các nhà thuốc hay trên các trang mạng trực tuyến. Hứa hẹn hiệu quả được quảng cáo của các sản phẩm này đa phần đều chưa được chứng minh xác thực, một số loại có thể chứa các chất gây bất lợi cho cơ thể như buồn nôn, mất ngủ, hay lợi tiểu gây mất nước và khoáng chất nghiêm trọng.
Cần tránh những sản phẩm gắn mác ngoại nhập để “hét giá”, thay vào đó nên lựa chọn thuốc giảm cân có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứa các thành phần được các tổ chức y tế trong và ngoài nước cấp phép lưu hành. Tốt hơn hết, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để chắc chắn chọn được thuốc giảm cân phù hợp, không dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
Quan niệm 2: Càng tăng liều dùng càng giảm cân nhanh
Thực tế: Đây là quan niệm hoàn toàn sai! Không chỉ riêng thuốc giảm cân mà với bất kì loại thuốc nào khi dùng quá liều chỉ định đều không tốt cho sức khỏe. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, thuốc giảm cân phát huy hiệu quả tốt nhất khi người dùng tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng. Tăng liều dùng không làm tăng hiệu quả giảm cân, ngược lại sẽ tăng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe do các tác dụng không mong muốn.
Tăng liều để giảm cân nhanh hơn là quan niệm sai lầm tai hại. VIệc không tuân thủ chỉ định dùng thuốc làm tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bởi tác dụng phụ
Quan niệm 3: Tất cả thuốc giảm cân đều gây nghiện vì tác động lên hệ thần kinh trung ương
Trên thực tế thuốc giảm cân được chia làm 2 nhóm chính dựa vào cơ chế tác động: nhóm tác động vào hệ thần kinh và nhóm tác động vào hệ tiêu hóa.
Nhóm thuốc tác động đến hệ thần kinh trung ương thường chứa phentermine hoặc sibutramine, các chất này ngăn não truyền tín hiệu “đòi ăn”, giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, điểm bất lợi của nhóm này là gây nghiện nhẹ, thậm chí sibutramine còn bị Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Bộ Y tế Việt Nam cấm sản xuất và lưu hành do tác dụng phụ nguy hại như gây mất ngủ, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngược lại, nhóm thuốc tác động vào hệ tiêu hóa loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ về tác dụng phụ liên quan đến hệ thần kinh vì chỉ tác động vào đường ruột. Nhóm thuốc này thường chứa hoạt chất chính là orlistat, chất này chỉ hoạt động tại ruột, hạn chế việc hấp thu chất béo vào cơ thể tạo thành năng lượng dư thừa. Có thế thấy, nhóm này nổi trội hơn về độ an toàn và là biện pháp giảm cân đảm bảo tính bền vững tối ưu.
Quan niệm 4: Uống thuốc là đủ, kiêng nhem, vận động làm gì cho cực thân
Thực tế: Không có bất kỳ loại thuốc giảm cân nào có thể giúp bạn giảm cân thành công nếu vẫn ăn uống vô tội vạ cả, thế nên không nên quá lạm dụng hay phụ thuộc hoàn toàn vào chúng.
Cần tập thói quen ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên để quá trình giảm cân diễn ra thuận lợi, đồng thời duy trì vóc dáng lý tưởng sau khi giảm cân thành công.
Về cơ bản, thuốc giảm cân không có tác dụng đốt mỡ, tiêu hao năng lượng như các lời quảng cáo thổi phồng. Giảm béo là một quá trình đòi hỏi sự quyết tâm và kiên trì, nhưng để thành công bạn phải cân chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý song hành với việc sử dụng thuốc giảm cân. Việc ỷ lại và viện cớ đã dùng thuốc để “hợp thức hóa” thói quen ăn uống không kiểm soát, lười vận động, chỉ khiến cân nặng dậm chân tại chỗ, thậm chí tăng thêm nếu bạn ăn quá nhiều.
Thuốc điều trị béo phì ODISTAD 120 được xem là Thương hiệu thuốc giảm cân hiệu quả và an toàn trong suốt 10 năm qua. Hoạt chất orlistat giúp ức chế các enzym phân hủy chất béo trong chế độ ăn uống, hạn chế thành ruột hấp thụ và chuyển hóa thành mỡ, hỗ trợ tối ưu quá trình giảm cân. Dùng orlistat kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể giúp ngăn ngừa tăng cân trở lại sau khi đã giảm cân. |