5 bí quyết giúp làm giảm ảnh hưởng của rượu bia đến sức khỏe trong những lúc "tránh không được"

Trong những ngày Tết không thể tránh khỏi việc "chén chú chén anh", vậy chúng ta nên làm như thế nào để giảm bớt tác hại của rượu đối với cơ thể?

Cách đây không lâu, ông Ngô sống tại Trung Quốc và nhóm bạn có ăn tối và uống rượu cùng nhau, do không kiểm soát được tửu lượng nên sau bữa tiệc, ông Ngô bất ngờ lên cơn đau bụng và được đưa đến Bệnh viện Nhân dân thành phố Giang Môn.

Qua thăm khám, bác sĩ kết luận ông Ngô bị viêm tụy cấp, tổn thương chức năng của nhiều cơ quan trên toàn cơ thể và đang trong tình trạng nguy kịch. Sau những nỗ lực cứu chữa của bác sĩ, ông Ngô may mắn được cứu sống.

TS.BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: "Rượu sau khi vào cơ thể sẽ được hấp thu qua dạ dày, tá tràng và đoạn đầu ruột non, đi vào gan và chuyển hoá tại gan. Nếu như chức năng gan kém quá trình thải độc các chất chuyển hoá của rượu là các acetaldehyde sẽ gây độc thần kinh, rối loạn chuyển hoá ảnh hưởng tới tim mạch, thần kinh, hô hấp".

Rượu có độc tính trực tiếp đối với tuyến tụy, uống nhiều rượu bia và ăn quá no sẽ thúc đẩy quá trình tiết các enzyme của tuyến tụy tăng cao đột ngột, gây viêm tụy cấp. Viêm tụy cấp diễn tiến nhanh và tình trạng nguy hiểm, một khi viêm tụy cấp nặng sẽ suy đa tạng toàn thân và sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong lên đến hơn 20%.

Ngày đầu xuân năm mới ly rượu mừng là thứ không thể thiếu trong mỗi bàn tiệc, ai cũng biết tác hại của rượu nhưng lại khó có thể chối từ, vì vậy trước khi cùng bạn bè và gia đình nâng ly rượu, bạn cần biết những điều nên và không nên nhằm giảm thiểu tác hại của rượu đối với cơ thể.

5 bí quyết giúp làm giảm ảnh hưởng của rượu bia đến sức khỏe trong những lúc tránh không được - Ảnh 1.

Dưới đây là 5 bí quyết giúp làm giảm ảnh hưởng của rượu bia đến sức khỏe:

1. Nên ăn gì đó và uống sữa trước khi uống rượu

Rượu hấp thụ nhanh khi bụng đói rất dễ say, lại còn có hại cho cơ thể. Tốt nhất nên ăn một số thực phẩm chủ yếu vì thực phẩm chủ yếu rất giàu carbohydrate và axit glucuronic, một chất chuyển hóa trung gian của carbohydrate có thể kết hợp với rượu, do đó làm giảm tác hại của rượu đối với cơ thể.

Nửa tiếng trước khi uống bạn có thể uống một ly sữa, tốt nhất là sữa nguyên chất hoặc có đường. Bằng cách này, sữa sẽ tạo thành một lớp màng trong dạ dày có tác dụng bảo vệ dạ dày và giảm sự kích thích niêm mạc dạ dày do rượu gây ra.

2. Ăn nhiều rau lá xanh, sản phẩm từ đậu nành, nước và súp khi uống rượu

Các chất chống oxy hóa và vitamin trong rau lá xanh có thể bảo vệ gan, lecithin trong các sản phẩm từ đậu nành cũng có thể bảo vệ gan.

Một số bạn thích uống một ly rượu sau đó uống một chút nước lọc hoặc nước canh, súp, điều này có thể làm giảm nồng độ cồn và làm chậm quá trình hấp thụ cồn của cơ thể, ngoài ra việc uống nhiều nước cũng có thể làm tăng tốc độ bài tiết rượu bia và giảm tải cho gan thận.

3. Hãy uống một cách từ từ

Một số người thích uống rượu nhanh, nhưng uống rượu nhanh đặc biệt dễ say. Vì uống rượu nhanh nồng độ etanol trong máu tăng nhanh nên rất lâu mới say. Ngược lại nếu uống từ từ, để cơ thể có đủ thời gian phân hủy chất ethanol thì sẽ không dễ bị say.

5 bí quyết giúp làm giảm ảnh hưởng của rượu bia đến sức khỏe trong những lúc tránh không được - Ảnh 2.

4. 3 thứ không nên dùng cùng lúc với rượu

- Hút thuốc: Hút thuốc trong khi uống rượu có thể làm tổn thương gan nhiều hơn, dưới tác dụng của rượu khả năng giải độc nicotine của gan sẽ giảm đi, đồng thời hút thuốc khi uống rượu cũng đẩy nhanh quá trình cơ thể hấp thụ nicotine và các chất độc hại khác có trong thuốc lá.

- Nước có ga: Nếu uống chung đồ uống có ga với rượu, ethanol sẽ nhanh chóng lan tỏa đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, đồng thời trong cơ thể sinh ra khí cacbonic sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, giảm tiết axit dịch vị, cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất các enzym tiêu hóa.

Đối với những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, nếu sau khi uống rượu bia mà uống đồ uống sẽ dễ bị viêm loét, chảy máu dạ dày.

- Pha trộn các loại rượu: Ngoài ra, việc pha trộn nhiều loại rượu có thể làm tăng tốc độ hấp thụ của cơ thể, kích thích dạ dày và gan hoạt động nhiều hơn, tăng gánh nặng cho gan, nhanh say hơn.

5 bí quyết giúp làm giảm ảnh hưởng của rượu bia đến sức khỏe trong những lúc tránh không được - Ảnh 3.

5. 4 việc không nên làm sau khi uống rượu

- Tắm: Nếu bạn tắm nước nóng sau khi uống rượu, lượng đường trong máu sẽ không được bổ sung đầy đủ, đồng thời có thể xảy ra các triệu chứng như suy nhược cơ thể, chóng mặt, trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị hạ đường huyết.

- Ngủ: Phần lớn rượu bia sẽ được tiêu hóa và chuyển hóa tại gan, nếu bạn đi ngủ ngay sau khi uống rượu bia thì quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra chậm lại, điều này làm tăng tổn thương cho gan, thậm chí gây ra bệnh gan do rượu.

- Quan hệ tình dục: Tuy rằng uống một chút rượu có thể giúp đời sống tình dục trở nên mới mẻ thăng hoa hơn, nhưng sau khi uống rượu sẽ đẩy nhanh tốc độ xuất tinh, hơn nữa còn gây tổn hại nghiêm trọng đến thận.

- Móc họng để nôn: Một số người móc cổ họng để gây nôn khi say, tuy có thể tống rượu ra ngoài nhưng vẫn có nguy cơ nhất định khi tự gây nôn, vì nôn nhiều không chỉ gây chảy máu dạ dày mà còn có thể gây trào ngược thức ăn xuống tá tràng. gây viêm tụy cấp, những người không tỉnh táo có thể hít phải chất nôn gây ngạt thở.

Làm gì khi gia đình có người bị ngộ độc rượu?

TS.BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: ''Tình trạng ngộ độc rượu là tình trạng nồng độ ancol trong máu vượt ngưỡng cho phép, trực tiếp những ancol này ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương và thực vật gây sốc, tím tái, mạch nhanh nhỏ do truỵ mạch, mất dần ý thức, gây ngừng thở, nôn và chất nôn có thể vào đường thở gây nghẹt thở.

Tuỳ tình trạng nặng nhẹ của ngộ độc rượu mà hướng xử trí khác nhau, chủ yếu vẫn tuân theo các bước của hồi sức cấp cứu cơ bản là ABCDE''.

Cụ thể:

- Đảm bảo lưu thông khí là điều trước tiên, nếu trong họng, khí quản có dị vật do chất nôn, cần phải lấy tay móc ra, dùng lực ép mạnh sau phổi để tống dị vật khỏi đường thở để thông thoáng đường hô hấp.

- Thứ hai đảm bảo lưu lượng tuần hoàn và ý thức, cần bồi đủ khối lượng tuần hoàn và giảm nồng độ cồn trong máu bằng cách cho uống nước đường (có thể thêm gừng để giữ ấm - giảm giãn mạch ngoại vi).

- Thường xuyên động viên lay gọi giữ ý thức cho bệnh nhân, tránh để mất ý thức.

- Giữ ấm cho bệnh nhân để tránh mất nhiệt do sự giãn mạch gây ra.

Quan trọng vẫn là gọi điện và đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất để được sự hỗ trợ của bác sĩ.

https://ahadep.com/5-bi-quyet-giup-lam-giam-anh-huong-cua-ruou-bia-den-suc-khoe-trong-nhung-luc-tranh-khong-duoc-20220129154411535.chn