Bệnh tiểu đường không phải là một loại bệnh có thể gây tử vong ngay lập tức, nhưng người bệnh sẽ phải sống với nó suốt đời, chỉ cần lơ là một chút có thể dẫn đến tình trạng đường huyết không ổn định và việc điều trị phức tạp hơn. Vì vậy, mỗi bệnh nhân tiểu đường cần quan tâm nhiều hơn đến tình trạng đường huyết của mình.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến lượng đường trong máu không thể ổn định, trong đó ảnh hưởng khá nhiều bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Lối sống không tốt này không chỉ ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết mà còn có thể rút ngắn tuổi thọ của người bệnh.
Người bệnh tiểu đường cần tránh 4 thói quen xấu này nếu không muốn rút ngắn tuổi thọ.
1. Thức khuya
Cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng chịu nhiều áp lực và nhiều người thường xuyên phải thức khuya làm việc, chúng ta đều biết thức khuya ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của cơ thể.
Điều này đặc biệt đúng với những bệnh nhân đái tháo đường, bởi khi thức khuya sẽ gây ra kích thích và hoạt hóa vỏ não, vỏ não hoạt động mạnh dẫn đến hưng phấn trung khu thần kinh giao cảm của vùng dưới đồi và tăng tiết catecholamine, có thể dẫn đến tăng hàm lượng glucagon trong máu và ức chế tiết insulin, dẫn đến tăng đường huyết.
2. Không ăn thực phẩm thiết yếu
Nhiều người nhận thức được việc họ phải điều chỉnh chế độ ăn uống sau khi mắc bệnh tiểu đường, nhưng nhiều người lại có những hiểu lầm về cách ăn uống dẫn đến tình trạng bệnh càng ngày nặng hơn.
Bệnh nhân tiểu đường nghĩ rằng thực phẩm thiết yếu chứa nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường trong máu, do đó nhiều người bỏ qua loại thực phẩm này hoặc ăn ngũ cốc nguyên hạt quá nhiều.
Điều này sẽ dẫn đến một số hệ lụy, trước hết là suy dinh dưỡng, bệnh nhân không bổ xung đầy đủ thực phẩm thiết yếu sẽ dẫn đến thiếu nguồn gluxit, trường hợp nặng phải huy động các chất dinh dưỡng như mỡ, đạm, lâu ngày có thể bị suy dinh dưỡng và làm cho cơ thể suy yếu. Ngoài ra, nó có thể gây ra một loạt các biến chứng như tăng mỡ máu, nhiễm ceton, tăng đường huyết… Vì vậy, người bệnh nên điều chỉnh chế độ ăn uống, cân bằng dinh dưỡng, sử dụng thường xuyên thuốc hạ đường huyết.
Thực phẩm thiết yếu dùng để chỉ các loại thực phẩm như ngũ cốc, đậu và các loại củ, là nguồn cung cấp chính protein, tinh bột, dầu, khoáng chất và vitamin cần thiết cho con người trong bữa ăn hàng ngày.
3. Lười vận động, không tập thể thao
Bệnh nhân tiểu đường ngoại trừ việc tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu của bác sĩ về thuốc và chế độ ăn uống, thì cũng không thể bỏ qua tầm quan trọng của việc vận động. Tập thể dục thường xuyên có thể làm tăng sử dụng glucose của cơ, cải thiện tình trạng kháng insulin, giảm lượng đường trong máu thấp. Tuy nhiên, phải nắm vững các phương pháp tập luyện khoa học thì mới có thể đạt được hiệu quả.
Bệnh nhân tiểu đường có thể chọn dạng vận động như các bài tập aerobic nhẹ nhàng, đi bộ, đạp xe, bơi lội giúp cải thiện chức năng hô hấp của tim. Các bài tập sức mạnh có thể tăng sức mạnh và độ bền của cơ, đồng thời cải thiện độ nhạy của mô cơ với insulin.
Chú ý: luôn khởi động từ 5 đến 10 phút trước khi tập bất kì bài tập nào.
4. Uống thuốc không đúng giờ
Bệnh tiểu đường vốn dĩ là bệnh mãn tính, người bệnh cần dùng thuốc lâu dài để ổn định đường huyết và kiểm soát tình trạng bệnh. Nếu không uống thuốc đúng giờ hoặc tự ý dừng thuốc không những không có lợi cho sự ổn định của bệnh mà còn có thể làm bệnh nặng thêm và gây ra hàng loạt biến chứng, những biến chứng này thường khá nghiêm trọng và gây tử vong.
Nguồn: Family Doctor, Pinterest