Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là căn bệnh không còn xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Tiểu đường xảy ra do rối loạn chuyển hóa insulin khiến lượng đường trong máu tăng cao trong thời gian dài.
Chế độ ăn là một trong số các nguyên nhân có thể dẫn tới tiểu đường, nhưng đây là yếu tố mà bạn có thể kiểm soát được. Một số loại thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại đối với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe.
6 thực phẩm là "thủ phạm" tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ảnh minh họa
Thực phẩm tăng nguy cơ bệnh điểu đường 1: Đồ ăn ngọt
Đối với bệnh nhân tiểu đường, không nên ăn tất cả các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao, chẳng hạn như một số loại bánh trứng, bánh quy, bánh ngọt hoặc các món tráng miệng khác được làm từ bơ thực vật và đường, đồ uống ngọt. Khi người bệnh sử dụng các loại thực phẩm này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, không nên ăn một số loại trái cây như sầu riêng, vải, nhãn... Những loại trái cây này có hàm lượng đường cao, nhiệt lượng cao, một khi ăn vào cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, gây hại cho sức khỏe.
Thực phẩm tăng nguy cơ bệnh điểu đường 2: Đồ chiên rán
Đồ chiên rán được nấu ở nhiệt độ cao. Điều này không chỉ sinh ra chất độc hại mà còn tăng calo có trong thức ăn. Nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể tích tụ chất béo, dẫn tới béo phì. Căn bệnh này là yếu tố quan trọng làm lượng đường trong máu không ổn định. Vì vậy, dù bạn thích đồ chiên rán đến đâu cũng cần cắt giảm chúng khỏi khẩu phần ăn.
Thực phẩm tăng nguy cơ bệnh điểu đường 3: Đồ ăn giàu chất béo
Rất nhiều người nghĩ rằng chất béo chẳng có gì liên quan đến đường huyết. Tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều chất béo trong khi cơ thể không thể tiêu hao hết số năng lượng đó, về lâu dài sẽ dẫn tới thừa cân, béo phì và gây ra rối loạn chuyển hóa.
Khi nội tiết bị rối loạn, lượng insulin tiết ra sẽ giảm xuống còn lượng đường trong máu tăng lên cao. Để kiểm soát đường huyết, bạn nên giảm bớt các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao. Nếu muốn ăn thịt để cung cấp protein thì nên chọn thịt nạc thay vì những phần thịt nhiều mỡ.
Ảnh minh họa
Thực phẩm tăng nguy cơ bệnh điểu đường 4: Đồ ăn ướp muối
Để giúp ổn định lượng đường trong máu, bạn nên tránh xa những thực phẩm nhiều muối. Hàm lượng lớn natri nạp vào cơ thể không chỉ gây áp lực cho thận mà còn ảnh hưởng tới huyết áp, tiểu đường.
Khi đã mắc tiểu đường, nội tiết trong cơ thể thay đổi, quá trình trao đổi chất có vấn đề nên cần tránh các thực phẩm chứa nhiều muối.
Thực phẩm tăng nguy cơ bệnh điểu đường 5: Đồ ăn giàu tinh bột
Những thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, gạo, bột mì... khi đi vào cơ thể sẽ bị phân hủy hủy thành carbohydrate, sau đó chuyển hóa thành đường. Do đó, nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu tinh bột sẽ dẫn đến tăng lượng đường trong máu.
Thực phẩm tăng nguy cơ bệnh điểu đường 6: Rượu bia và nước ngọt
Sự bài tiết insulin ở người bị bệnh tiểu đường vốn thất thường. Nếu uống rượu bia, chức năng của insulin sẽ bị rối loạn. Ngoài ra, chất cồn khi đi vào cơ thể dễ phản ứng với các loại thuốc kiểm soát đường huyết, từ đó làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
Ngoài rượu bia, bạn cũng không nên uống các loại nước ngọt. Hầu hết các loại nước ngọt đều có lượng đường cao, kể các khi chúng chứa các chất tạo ngọt thay thế đường cũng không hề tốt cho sức khỏe.
Chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh tiểu đường
Ảnh minh họa
Một chế độ ăn uống dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường bao gồm rau quả, chiếm hơn 50% bữa ăn, dù được nấu chín hay sống. Một chế độ ăn giàu carbohydrate phức tạp, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt và kê, nên chiếm 25% bữa ăn, trong khi 25% còn lại nên đến từ các nguồn protein, chẳng hạn như đậu lăng, lòng trắng trứng, phô mai, nấm, ức gà và cá.
Chuyên gia cũng khẳng định, ngoài chế độ ăn thì cần phải kết hợp ăn thêm trái cây không ngọt hằng ngày với bơ sữa, sữa chua để giữ nước và tăng cường khả năng miễn dịch.
Phương pháp phòng ngừa đường huyết cao hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc đúng chỉ định là biện pháp phòng ngừa tăng đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Các bữa ăn nên được chia nhỏ thành các bữa chính và bữa phụ, để tránh tăng đường huyết nhiều sau khi ăn.
- Cần đảm bảo có đầy đủ và cân đối các chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin trong thực đơn hàng ngày.
- Tập thể dục đều đặn.
- Đo đường huyết, huyết áp thường xuyên.