6 thực phẩm tưởng không nhiều chất béo nhưng ăn vào như “uống dầu”, tăng cân vùn vụt

Có những thực phẩm nhìn hay ăn đều cảm thấy không béo nhưng thực ra lại “béo không tưởng”.

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có các món chiên xào hoặc thực phẩm giàu chất béo mới dễ gây tăng cân. Tuy nhiên, có những thực phẩm tưởng chừng lành mạnh nhưng ăn nhiều lại tiềm ẩn nguy cơ tăng cân và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là 6 thực phẩm mà bạn cần kiểm soát lượng ăn để có vóc dáng đẹp và bảo vệ sức khỏe:

1. Bánh ngọt

6 thực phẩm tưởng không nhiều chất béo nhưng ăn vào như “uống dầu”, tăng cân vùn vụt- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Bánh ngọt, bánh kem hay các loại bánh quy chứa rất nhiều đường tinh luyện và chất béo bão hòa. Những món ăn này dễ dàng làm tăng lượng calo dư thừa, dễ gây tích mỡ và tăng cân. Một nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy việc tiêu thụ lượng đường cao thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch.

Ngoài ra, bánh ngọt còn làm tăng đường huyết nhanh chóng, gây ra sự mệt mỏi và làm gián đoạn quá trình trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt khi ăn nhiều trong thời gian dài.

2. Thịt chế biến sẵn

Các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội hay giăm bông nhìn vào tưởng nạc, ít dầu mỡ nhưng dễ gây tăng cân và hại sức khỏe vì chứa lượng muối, chất béo bão hòa và calo cao. Dùng thường xuyên khiến cơ thể tích mỡ nhanh, tăng cholesterol xấu và dễ mắc các bệnh tim mạch. Ngoài ra, các phụ gia như nitrat/nitrit trong thịt còn làm tăng nguy cơ ung thư.

Theo nghiên cứu từ WHO, ăn nhiều các loại thịt chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Nên thay vì chọn thực phẩm này, hãy ưu tiên protein từ trứng, thịt tươi và thực vật nhé!

3. Khoai tây nghiền

6 thực phẩm tưởng không nhiều chất béo nhưng ăn vào như “uống dầu”, tăng cân vùn vụt- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Đừng nghĩ rằng chỉ khoai tây chiên mới béo và không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều, khoai tây nghiền cũng có thể khiến bạn tăng cân, bệnh tật như đang “uống dầu”. Đặc biệt khi khoai tây nghiền được chế biến với bơ và kem bởi nó chứa nhiều calo và chất béo.

Mặc dù khoai tây là thực phẩm giàu tinh bột, nhưng khi kết hợp với các thành phần béo ngậy, chúng trở thành món ăn dễ gây tăng cân. Việc tiêu thụ nhiều khoai tây nghiền sẽ làm tăng mức insulin trong cơ thể, dẫn đến tích tụ mỡ ở vùng bụng. Ăn quá nhiều cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường do lượng calo dư thừa và chất béo bão hòa.

4. Trái cây nhiều đường

Trái cây là lựa chọn tuyệt vời khi muốn giảm cân, giữ dáng. Tuy nhiên, nếu chọn sai loại trái cây thì có thể bạn sẽ tăng cân nhanh hơn và còn không tốt cho sức khỏe.

Trái cây ngọt như chuối, xoài, nho tuy rất bổ dưỡng nhưng lại chứa nhiều đường fructose - một loại đường tự nhiên có thể làm tăng mức đường huyết trong cơ thể. Một nghiên cứu từ Viện Dinh Dưỡng Harvard chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá nhiều đường fructose có thể dẫn đến tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh gan nhiễm mỡ. Ăn nhiều trái cây chứa đường vào một thời điểm có thể gây rối loạn đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và dẫn đến tích tụ mỡ thừa, đặc biệt là mỡ bụng.

5. Canh hoặc súp xương hầm

Canh hoặc súp xương là món ăn truyền thống và được nhiều người yêu thích, thường cho rằng tốt với sức khỏe. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều. Chúng thường nhưng các món này thường chứa nhiều chất béo bão hòa, đặc biệt khi xương động vật được ninh lâu.

Chất béo trong canh xương có thể làm tăng cholesterol xấu trong cơ thể, dẫn đến việc tích tụ mỡ và gây các vấn đề về tim mạch. Một nghiên cứu từ Tạp chí Dinh Dưỡng lâm sàng cho thấy việc tiêu thụ chất béo bão hòa lâu dài có thể dẫn đến bệnh mạch vành và tăng nguy cơ đột quỵ.

6. Các món ăn vặt

6 thực phẩm tưởng không nhiều chất béo nhưng ăn vào như “uống dầu”, tăng cân vùn vụt- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đồ ăn vặt như bánh quy, bim bim, socola tiện lợi nhưng không đủ dinh dưỡng cho bữa sáng. Chúng thiếu protein, dễ gây dư thừa năng lượng, suy giảm thể lực, và làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Đặc biệt, các món này chứa nhiều đường, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, tăng cân, làm tăng nguy cơ tiểu đường, tim mạch và ung thư. Ngoài ra, nó dễ gây phù nề, nhanh tích mỡ mà nhất là mỡ bụng. Hàm lượng insulin cao có thể thúc đẩy sự phát triển của một số bệnh ung thư như tuyến tiền liệt và dạ dày.

Nguồn và ảnh: Sohu, Top Beauty