80% bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ, Bộ Y tế thay đổi chiến lược điều trị

Trong số 20% những trường hợp vừa và trung bình có 5% chuyển biến nặng và 0,5-1% diễn tiến rất nặng.

Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 19:28 14/08/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +9.710 261.463 5.402 349
1 Hà Nội +40 2.395 36 1
2 TP.HCM +4.231 144.770 4.184 285
3 Bình Dương +2.029 41.621 341 32
4 Đồng Nai +1.023 13.070 118 3
5 Long An +653 13.885 154 10
6 Tiền Giang +461 4.087 161 5
7 Khánh Hòa +164 4.080 38 1
8 Đồng Tháp +118 4.739 102 0
9 Cần Thơ +164 2.493 53 2
10 Trà Vinh +16 794 5 1
11 Vĩnh Long +57 1.574 38 1
12 Bà Rịa - Vũng Tàu +77 2.571 22 0
13 Phú Yên +40 2.055 0 0
14 Tây Ninh +97 3.314 12 0
15 An Giang +33 719 4 0
16 Đà Nẵng +87 1.946 18 3
17 Thừa Thiên Huế +57 265 0 0
18 Bình Thuận +36 1.408 13 1
19 Gia Lai +70 351 0 0
20 Đắk Nông 0 180 0 0
21 Hà Tĩnh 0 275 2 0
22 Nghệ An +12 469 1 0
23 Bình Định +23 438 3 0
24 Quảng Ngãi +35 460 0 0
25 Kiên Giang +32 444 4 1
26 Quảng Trị +4 34 1 0
27 Bình Phước +5 298 0 0
28 Đắk Lắk +26 510 1 0
29 Ninh Thuận +22 585 3 0
30 Bạc Liêu +3 76 0 0
31 Thanh Hóa +3 117 0 0
32 Quảng Bình +1 61 0 0
33 Lạng Sơn +2 145 1 0
34 Quảng Nam 0 212 1 0
35 Hải Dương +3 157 0 0
36 Hậu Giang 0 327 2 1
37 Lâm Đồng +14 178 0 0
38 Nam Định +8 27 0 0
39 Cà Mau +2 52 1 0
40 Hưng Yên 0 272 0 0
41 Bến Tre +40 1.274 46 1
42 Sóc Trăng 0 454 9 1
43 Thái Bình +2 65 0 0
44 Ninh Bình 0 53 0 0
45 Lào Cai +2 65 0 0
46 Kon Tum 0 21 0 0
47 Sơn La +17 85 0 0
48 Bắc Giang 0 5.764 13 0
49 Phú Thọ 0 15 0 0
50 Điện Biên 0 60 0 0
51 Vĩnh Phúc 0 232 1 0
52 Hà Nam 0 68 0 0
53 Hà Giang 0 28 0 0
54 Thái Nguyên 0 13 0 0
55 Hải Phòng 0 26 0 0
56 Hòa Bình 0 16 0 0
57 Tuyên Quang 0 2 0 0
58 Bắc Ninh +1 1.752 14 0
59 Lai Châu 0 1 0 0
60 Bắc Kạn 0 5 0 0
61 Quảng Ninh 0 7 0 0
62 Yên Bái 0 3 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 14/08/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

14.083.168

Số mũi tiêm hôm qua

723.397

Ngày 13/8, theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, qua phân tích dịch tễ của các ca bệnh COVID-19 cho thấy, khoảng 80% ca mắc là người không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ, còn lại 20% là những người có biểu hiện vừa, trung bình. Trong số 20% những trường hợp vừa và trung bình này có 5% chuyển biến nặng và 0,5-1% diễn tiến rất nặng.

Bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại bệnh viện. 

Từ mô hình này cũng như kinh nghiệm trong điều trị, Bộ Y tế đã đưa ra chiến lược điều trị mới, cụ thể và bổ sung cho chiến lược hiện nay.

Cụ thể, trước kia việc điều trị bệnh nhân COVID-19 được phân 3 tuyến: nặng điều trị ở tuyến trung ương, trung bình ở bệnh viện tỉnh và nhẹ ở bệnh viện huyện. Khi đó, số lượng bệnh nhân ít, rải rác toàn quốc tuy nhiên hiện nay số lượng ca bệnh tăng cao. Vì thế, cần có sự thay đổi về chiến lược điều trị nhằm giảm tỷ lệ tử vong và đảm bảo tất cả người bệnh được tiếp cận y tế.

Thứ nhất, Bộ Y tế đã yêu cầu tất cả các bệnh viện trên toàn quốc đều cần chuẩn bị sẵn sàng ít nhất 40% giường bệnh để tiếp đón bệnh nhân khi dịch lan rộng.

Đây là một trong những chính sách nhằm đảm bảo người bệnh ở tất cả các tuyến khi nhiễm bệnh đều được tiếp cận từ tuyến y tế cơ sở, bệnh viện huyện, cả công và tư. Song song với đó các đơn vị vẫn phải điều trị cho người bệnh thông thường. Đây là mô hình bệnh viện tách đôi, tầng điều trị thứ 2.

Thứ hai là mô hình điều trị tại cộng đồng. Khoảng 80% người bệnh có thể điều trị tại nhà, cơ sở dã chiến không phải là bệnh viện.

"Căn cứ trên kinh nghiệm quốc tế, mô hình về triệu chứng bệnh học, chúng tôi nhận thấy có thể điều trị được tại nhà, tại gia đình. Mỗi gia đình trở thành "home care", phòng y tế ở đó. Chúng tôi đang xây dựng hướng dẫn thật kỹ", PGS Khuê cho hay.

Các hướng dẫn sẽ hết sức cụ thể như hướng dẫn cho bệnh nhân khi ở nhà thì chăm sóc sức khỏe, cách ly như thế nào; khi diễn biến có sốt, ho, bắt đầu khó thở thì phải liên hệ với ai, đến đâu. Mô hình chăm sóc, theo dõi, cách ly F0 tại nhà cũng sẽ như việc cách ly F1, F2 tại nhà trước đó; đảm bảo không lây nhiễm chéo cho người trong gia đình, ra ngoài cộng đồng. Bên cạnh đó, tăng cường tư vấn cho người bệnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin như qua điện thoại, zoom, zalo, viber…

Theo PGS Khuê, vấn đề đặc biệt quan trọng là việc sử dụng thuốc tại gia đình. Hiện Bộ Y tế có chiến lược là cấp những túi thuốc an sinh cho các gia đình, cũng như tăng cường tư vấn cho mọi người trong gia đình, cộng đồng để giúp người nhiễm bệnh an tâm, không kỳ thị, người trong gia đình được đảm bảo.

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cũng nhấn mạnh mô hình này phải áp dụng đúng nơi, đúng chỗ, đúng điều kiện. Bởi Việt Nam khác nước ngoài ở mô hình gia đình "tứ đại đồng đường" có ông, bà, bố mẹ và cháu cùng sống tại nhà; điều kiện sống; điều kiện công nghệ thông tin ở mỗi nơi, mỗi vùng cũng có sự khác biệt.

Người bệnh sẽ được cán bộ y tế tuyến cơ sở, bác sĩ gia đình, bác sĩ tại địa phương và các khu vực, cộng thêm mạng lưới bác sĩ tình nguyện hỗ trợ tư vấn. Đây chính là tầng thứ nhất trong phân tầng điều trị. Tại đây chỉ cần một tổ y tế theo dõi, không cần phải có máy thở nhưng có các điều kiện chăm sóc theo dõi về chỉ số sinh tồn, lấy mẫu xét nghiệm.

Với việc điều trị cho bệnh nhân nặng, theo PGS Khuê cần thầy thuốc giỏi, máy móc tốt. Bộ Y tế đã xây dựng đề án thành lập hơn 30 trung tâm hồi sức cấp cứu tích cực trong toàn quốc, cứ 2-3 tỉnh có một trung tâm hồi sức tích cực được đầu tư máy móc.

Thế giới Việt Nam Ấn Độ Braxin Thái Lan Campuchia Nhật Bản