Bị cuốn vào trào lưu đó, gần đây 1 nam sinh viên ở Nam Kinh (Trung Quốc) đã đặt mua qua mạng thuốc lá điện tử có chứa tinh dầu cần sa nhân tạo vì tò mò. Ngay khi món hàng về đến tay, cậu trai trẻ háo hức gọi đám bạn đến để cùng hút thử. Chính trải nghiệm này cũng đã khiến 9 người phải nhập viện ngay trong đêm do có những biểu hiện ngộ độc chất này.
Họ liên tục cảm thấy bồn chồn, khó chịu, hơi tức ngực, hồi hộp, chóng mặt, thậm chí bắt đầu xuất hiện ảo giác. May mắn là 1 trong số họ vẫn đủ tỉnh táo để gọi cấp cứu.
Ảnh minh họa
Các bác sĩ điều trị cho biết, được điều trị kịp thời nên các triệu chứng ngộ độc của cả 9 người đã biến mất hoàn toàn vào ngày hôm sau, có thể xuất viện ngay sau đó.
Đây không phải là trường hợp duy nhất liên quan đến thuốc lá điện tử chứa chất cấm trong mấy năm gần đây. Báo đài Trung Quốc đã liên tục đưa tin các vụ ngộ độc hay nhập viện cấp cứu chỉ vì mua phải loại trôi nổi trên mạng, không rõ nguồn gốc hoặc các loại tinh dầu tổng hợp không rõ thành phần.
Có thông tin cho rằng tinh dầu mà 9 sinh viên này hút chứa chiết xuất cần sa tetrahydrocannabinol nhân tạo - chất hóa học bị Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cáo buộc là có liên quan đến hơn 1000 trường hợp bị tổn thương phổi nghiêm trọng tại nước này.
Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng dù không có chất này thì vốn dĩ bản chất của thuốc lá điện tử đã không hề tốt cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng thuốc lá điện tử vô hại, nhưng thật ra nó chẳng khác nào chiếc "máy bơm nicotine" vào cơ thể.
Thuốc lá điện tử hoạt động theo nguyên tắc làm nóng dung dịch chứa nicotine đến khi nó bốc hơi để người dùng có thể hít vào cơ thể (cụ thể là hít vào phổi).
Nicotine cũng có trong thuốc lá truyền thống, gây nghiện mạnh, tạo cảm giác kích thích, hưng phấn thần kinh, tác động đến quá trình hô hấp và nhịp tim. Độ mạnh của thuốc lá điện tử được xác định bởi hàm lượng nicotine có trong tinh dầu, lượng nicotine càng cao thì càng dễ gây ra các phản ứng ngộ độc hoặc ảo giác.
Thái Lan đã cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử vì những tác hại sức khỏe mà nó có thể gây ra
Bên cạnh đó, CDC cũng cho rằng ngoài nicotine, thuốc lá điện tử còn chứa các chất độc hại khác cho sức khỏe con người như kim loại nặng (niken, thiếc hay chì), hóa chất gây ung thư, phụ gia...
Do đó, thuốc lá điện tử cũng độc hại chẳng kém gì thuốc lá truyền thống, đó là lý do tại sao nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới đã đưa ra quy định hạn chế sử dụng hoặc cấm thứ này.
- Năm 2016, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa ra quy định giám sát mọi giao dịch mua bán trực tuyến hay trực tiếp đối với thuốc lá điện tử; đặt ra lệnh cấm đối với hành vi bán thuốc lá điện tử cho người dưới 18 tuổi tại nước này.
- Từ 2018, Hồng Kông ban bố lệnh cấm việc quảng cáo, nhập khẩu hay sản xuất, kinh doanh thuốc lá điện tử.
- Thái Lan, Singapore, Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil và Mexico... đến nay đã cấm thứ này hoàn toàn.
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline, WHO