Tờ QQ (Trung Quốc) mới đây đưa tin về tình trạng bệnh của một người phụ nữ họ Triệu, năm nay vừa tròn 57 tuổi. Để có tiền gửi cho con trai ở thành phố, bà Triệu sống rất tiết kiệm. Nhiều năm qua, bữa cơm của bà ít khi có thực phẩm tươi ngon như thịt, cá mà thường là dưa chua, đồ muối vì những món ăn này có giá rất rẻ, lại ăn được lâu nên bà Triệu thường tích trữ để ăn dần.
Mọi chuyện cứ thế qua đi cho đến một ngày, bà đau bụng đến mức phải nhập viện. Bác sĩ nghi ngờ có khối u nên đã tiến hành siêu âm, chụp chiếu và sinh thiết. Kết quả cho thấy bà Triệu mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối do nhiễm virus HPV. Khi phát hiện ra bệnh, khối u đã di căn, chỉ có thể chăm sóc giảm nhẹ, không thể trị khỏi hoàn toàn. 2 năm sau ngày phát hiện ra bệnh, bà Triệu qua đời.
Hình minh họa
Nói về lý do khiến bà Triệu mắc ung thư, bác sĩ cho biết rất có thể chế độ ăn uống là một trong những nguyên nhân chính khiến hệ miễn dịch bị tổn thương, tạo cơ hội để ung thư xâm nhập và phát triển.
3 thực phẩm gây ung thư thường xuyên có mặt trong mâm cơm của bà Triệu
1. Đồ ngâm muối
Đồ muối chứa một số hợp chất nitrit sẽ kích thích trực tiếp tế bào niêm mạc cổ tử cung, làm tăng tỷ lệ nhiễm virus HPV, gây tổn thương cổ tử cung, lâu ngày có thể phát triển thành ung thư.
Ngoài ra, các thực phẩm có chứa lượng muối cao cũng khiến gan không thể lọc bỏ được hết độc tố, gây ra hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố nữ, ảnh hưởng tới việc điều trị u xơ tử cung.
2. Thực phẩm nhiều đường
Các món ăn như bánh rán, món tráng miệng nhiều đường, nước sốt... chứa lượng đường cao. Nếu phụ nữ nạp quá nhiều đường dễ làm tăng nhanh quá trình glycosyl hóa của các tế bào niêm mạc, dẫn đến suy giảm khả năng phòng vệ của cổ tử cung và nâng cao nguy cơ mắc bệnh.
3. Đồ chiên
Đồ chiên rán rất ngon nhưng không có lợi cho cổ tử cung, chúng làm cản trở sự lưu thông tuần hoàn máu khiến việc đưa máu đến một số cơ quan trong cơ thể gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, ăn loại thực phẩm này thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho khối u xơ phát triển nhanh hơn.
Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung bắt đầu khi các tế bào trong niêm mạc cổ tử cung nhân lên với tốc độ khó kiểm soát, thường được phát hiện ở phụ nữ từ 35 đến 44 tuổi, đặc biệt là ở những chị em không có thói quen khám sức khỏe tổng quát hàng năm. Bệnh có tiên lượng xấu nếu được phát hiện ở giai đoạn muộn.
Các triệu chứng thường gặp của ung thư cổ tử cung là:
- Ra máu nhiều bất thường, ra máu khi quan hệ, có cảm giác đau tức vùng bụng dưới.
- Đau vùng chậu.
- Dịch tiết có màu trắng, có mùi hôi.
- Sưng chi dưới.
- Giảm cân không rõ lý do.
- Đau lưng, thiếu máu.
Để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, phụ nữ nên làm 3 điều
1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Ai cũng biết tử cung rất quan trọng đối với phụ nữ, bởi nó không chỉ là cơ quan tạo ra kinh nguyệt, quyết định lượng nội tiết tố mà nó còn quyết định khả năng sinh sản của chị em.
Phụ nữ nên ăn nhiều quả bơ vì nó có thể giúp điều chỉnh khả năng tiết estrogen, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm phụ khoa nguy hiểm; có thể tăng cường uống nước râu ngô để đào thải "rác" và độc tố trong tử cung, giúp kỳ kinh nguyệt diễn ra thuận lợi, phòng bệnh hiệu quả ở cơ quan sinh sản.
Cuối cùng, chị em nên tăng cường ăn đậu đỏ để nhận về tác dụng khử độc cho da và các cơ quan khác trong cơ thể như tử cung, giúp nó vận hành tốt, phòng được nhiều bệnh tật.
Phụ nữ nên ăn nhiều quả bơ vì nó có thể giúp điều chỉnh khả năng tiết estrogen, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm phụ khoa nguy hiểm
2. Cải thiện khả năng miễn dịch
Đối với phụ nữ, điều quan trọng nhất là khả năng miễn dịch - phương tiện quan trọng để bạn chống lại mọi thứ, kể cả virus HPV và ung thư cổ tử cung.
Để nâng cao khả năng miễn dịch, cơ thể cần các chất bổ sung dinh dưỡng miễn dịch như selen (selen mạch nha), vitamin E, caroten... Ngoài ra, chị em cũng nên tăng cường tập thể dục, vận động cơ thể, ngủ đủ giấc...
3. Tiêm phòng
Nữ giới trong độ tuổi từ 9 đến 26 nên tiêm vắc xin HPV (3 mũi trong vòng 6 tháng đến 1 năm) đúng liệu trình theo chỉ định của nhân viên y tế để phòng ngừa ung thư cổ tử cung.