Không ai có thể ngờ rằng một cây mía không thể bình thường hơn lại có thể hủy hoại hoàn toàn cuộc đời của một cô gái.
Cô ấy tên là Sa Sa (năm nay 35 tuổi, Trung Quốc), và bạn khó có thể tưởng tượng rằng cô ấy đã nằm trên giường trong tư thế tay chân vắt chéo vào nhau rối như tơ vò như vậy trong suốt 30 năm. Chân tay ngày càng cứng đờ, các khớp xương biến dạng nghiêm trọng, những cơn đau ngày đêm khiến gương mặt Sa Sa vặn vẹo, gớm ghiếc.
Trước khi ăn mía, Sa Sa rất dễ thương, hoạt bát, cũng giống như những đứa trẻ cùng trang lứa, nỗi lo lớn nhất mỗi ngày có lẽ là bài vở chưa hoàn thành.
Và tất cả điều này đã thay đổi kể từ khi Sa Sa ăn một cây mía khi mới 5 tuổi. Do hệ thần kinh trung ương bị tổn thương nặng, cô gái 35 tuổi hiện không thể tự chăm sóc bản thân, chỉ nặng chưa đầy 30kg.
Sa Sa lúc 5 tuổi (trái) và Sa Sa sống trong suốt 30 năm qua (phải)
Điều này chưa phải là tệ nhất, Sa Sa khó có thể ngủ được do bị co giật và cô cần mẹ bế để đi vào giấc ngủ mỗi ngày. 30 năm qua mẹ cô cứ như vậy mà cũng không được ngủ yên.
Mía chua ngọt là món khoái khẩu của nhiều người, nhất là vào tháng 3/4, khi mía được bán rộng rãi trên thị trường với số lượng lớn. Chỉ là ít ai nhận ra rằng có một mối nguy hiểm lớn như vậy có thể tiềm ẩn trong thanh mía nhỏ!
Việc ăn mía có thể gây tàn tật, thậm chí là tử vong không phải là hiếm, và các tin tức liên quan được đưa ra hầu như hàng năm. Vào tháng 4/2017, 2 phụ nữ ở Thiệu Hưng (Trung Quốc) bị đau bụng, nôn mửa, ngất xỉu và đại tiện không tự chủ sau khi ăn mía để qua đêm. Sau khi được đưa đến bệnh viện gấp rút, phải mất nhiều ngày cứu hộ thì họ mới qua cơn nguy kịch;
Vào tháng 2/2019, cô Wang ở Ninh Ba (Trung Quốc) xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn, đau ngực, phù phổi, giảm độ bão hòa oxy trong máu đột ngột, suy hô hấp và các dấu hiệu sinh tồn không ổn định sau khi ăn một cây mía có vệt đỏ giữa thân. Dù được đưa đi bác sĩ kịp thời nhưng cô vẫn bị suy đa tạng toàn thân, sau nhiều ngày cấp cứu vẫn chưa qua khỏi cơn nguy kịch;
Hầu hết mía chúng ta thường ăn không có vấn đề gì, nhưng sau một mùa đông bảo quản, một số cây mía bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ và độ ẩm, nhiễm vi khuẩn chi Arthrospira, sau đó bị nấm mốc và hư hỏng. Ví dụ, cây mía có vệt đỏ giữa thân mà Sa Sa ăn ở trên thực sự đã bị mốc và hư hỏng.
Vi khuẩn chi Arthrospira cũng có thể tạo ra "axit 3-nitropropionic" có độc tính cao khi nó sinh sản. Chỉ cần là 0,5g chất này có thể gây ngộ độc cho con người, ăn càng nhiều thì phản ứng ngộ độc càng nhanh. Ở cây mía có mức độ nấm mốc càng sâu thì hàm lượng axit 3-nitropropionic sẽ cao hơn.
Sau khi ngộ độc, người nhẹ sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy, người nặng sẽ lên cơn co giật, hôn mê, tổn thương hệ thần kinh trung ương, liệt toàn thân và các bệnh nan y khác, thậm chí là tử vong.
Đáng sợ hơn nữa là axit 3-nitropropionic chịu được nhiệt độ cao và tan trong nước nên rất khó để loại bỏ chất độc này với việc vệ sinh và đun nóng thông thường.
Tất nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng, chúng ta chỉ cần xác định mía bị mốc và không ăn được. Mía mốc nhìn chung có màu đỏ và lòng đen, hình thức kém, không có độ đàn hồi khi dùng tay ấn vào, có mùi mốc hoặc hăng, gặp phải loại mía này thì không mua chứ đừng nói là ăn!
Mía có độc
Cần lưu ý thêm một điều là mía bị mốc sẽ ảnh hưởng đến doanh số bán hàng nên một số cơ sở kinh doanh thất đức sẽ chọn cách ép lấy nước. Hàm lượng độc tố của nước ép từ mía bị mốc cũng rất cao, do sau khi ép xong rất khó phân biệt nên bạn cố gắng đừng mua nước mía ép sẵn và không rõ nguồn gốc!
Do chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nên nếu nghi ngờ bị ngộ độc mía cần gây nôn, rửa dạ dày và đến bệnh viện ngay sau khi thải độc.
Nguồn và ảnh: NewsToday, QQ, Kknews, Healthline