Theo đó, vài ngày trước, một cặp vợ chồng ôm con mình vội vàng chạy vào tầng 1 của tòa nhà bệnh viện. Họ nhìn xung quanh nhưng không biết phải làm gì. Lúc này, các y tá hướng dẫn trong bệnh viện nhìn thấy thì nhanh chóng chạy tới hỏi thăm tình hình. Người đàn ông bế bé trai nói rằng con anh ta đang gặp nguy hiểm và phải điều trị càng sớm càng tốt.
Cô y tá vội vàng đi tìm bác sĩ để khám bệnh cho cháu bé, qua kiểm tra ban đầu, người ta chẩn đoán cậu bé bị chấn thương do va chạm nội sọ, cần được cấp cứu kịp thời. Tuy nhiên, cậu bé vẫn không may qua đời sau 3 tiếng được các nhân viên y tế tích cực cứu chữa.
Nhận được tin con mất, người cha bật khóc, mẹ của cậu bé ở một bên không thể chấp nhận được sự thật, trong lòng tuyệt vọng, tự trách. Chứng kiến tình trạng này, các nhân viên y tế đã lần lượt đến an ủi đôi vợ chồng.
Sau khi tâm trạng của hai người ổn định một chút, mẹ của bé trai cho biết đầu đuôi câu chuyện lại càng khiến mọi người thêm đau xót. Hóa ra do con ở nhà không làm xong bài tập mà cứ nghịch điện thoại di động, lại chẳng thèm quan tâm đến lời khuyên của người mẹ. Trong cơn tức giận, người mẹ đã đánh con và có thể vô tình đánh vào đầu con ở một vị trí nào đó khiến cậu bé bị choáng váng và bất tỉnh.
Sau khi nghe điều này, bác sĩ nói rằng đây thực sự là điều mà nhiều bậc cha mẹ đang làm, và nó cũng sẽ gây ra rất nhiều nguy hiểm cho cơ thể của trẻ, những người là cha mẹ cần phải hết sức chú ý.
Nên dạy con bằng đòn roi?
Nói đến giáo dục con cái, hẳn là mỗi gia đình đều có hoàn cảnh và những mâu thuẫn riêng. Nhưng sẽ có một điều tương tự, đó là việc trẻ mê mẩn các sản phẩm điện tử khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy không thể chịu nổi, thuyết phục thế nào cũng chẳng ích gì.
Theo các chuyên gia tâm lý, đòn roi trong lúc này không phải là hướng giải quyết thích hợp, thậm chí nó lại có thể dẫn đến những trường hợp tang thương như câu chuyện trên đây. Trong nhiều trường hợp, trẻ em trong thời kỳ trưởng thành và phát triển sẽ noi gương cha mẹ, qua đó chính cha mẹ cũng có thể nhìn ra những vấn đề tồn tại ở chính bản thân mình. Khi chúng ta phàn nàn rằng trẻ em khó dạy, ôm điện thoại di động và máy tính suốt ngày thì chúng ta phải nhìn lại hành vi lạm dụng của chính mình.
Có phải bản thân chúng ta thường cầm điện thoại di động, và khi một đứa trẻ muốn nói chuyện với bạn, chơi trò chơi, hoặc chia sẻ về điều gì đó thú vị, bạn chỉ cầm điện thoại di động trên tay và đáp lại một cách lơ đãng. Khi bọn trẻ đã quen với thái độ của bạn đối với chúng, chúng sẽ mất đi sự ham muốn giao tiếp với cha mẹ và sẽ tỏ thái độ tương tự như cách bạn đã làm với chúng.
Để tránh tình trạng này, bạn hãy chia sẻ những gì đã xảy ra với con, tốt nhất đừng để xảy ra mâu thuẫn, để việc giáo dục trong gia đình được hòa thuận và ít xảy ra tranh chấp hơn. Trong giáo dục, cha mẹ nên cho con nhiều thời gian hơn, đừng bắt con mình lớn quá nhanh.
Nguồn và ảnh: Sohu, Aboluowang, Healthline