Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm nay |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm nay |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +10.639 | 308.559 | 7.115 | 380 | |
1 | Hà Nội | +53 | 2.644 | 38 | 0 |
2 | TP.HCM | +4.425 | 164.342 | 5.628 | 307 |
3 | Bình Dương | +3.255 | 55.601 | 467 | 45 |
4 | Đồng Nai | +657 | 15.602 | 131 | 0 |
5 | Long An | +545 | 16.552 | 208 | 17 |
6 | Tiền Giang | +478 | 5.619 | 180 | 2 |
7 | Khánh Hòa | +151 | 4.884 | 41 | 0 |
8 | Đồng Tháp | +185 | 5.554 | 109 | 0 |
9 | Cần Thơ | +134 | 3.146 | 63 | 3 |
10 | Trà Vinh | +51 | 995 | 7 | 0 |
11 | Vĩnh Long | +60 | 1.902 | 43 | 2 |
12 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 0 | 2.666 | 25 | 0 |
13 | Phú Yên | +44 | 2.324 | 0 | 0 |
14 | Tây Ninh | +102 | 3.819 | 13 | 0 |
15 | An Giang | +70 | 1.048 | 4 | 0 |
16 | Đà Nẵng | +164 | 2.547 | 19 | 0 |
17 | Thừa Thiên Huế | 0 | 351 | 1 | 0 |
18 | Bình Thuận | +43 | 1.598 | 18 | 2 |
19 | Gia Lai | 0 | 417 | 0 | 0 |
20 | Đắk Nông | 0 | 206 | 0 | 0 |
21 | Hà Tĩnh | +7 | 340 | 2 | 0 |
22 | Nghệ An | +45 | 640 | 1 | 0 |
23 | Bình Định | +24 | 514 | 5 | 0 |
24 | Quảng Ngãi | +16 | 528 | 0 | 0 |
25 | Kiên Giang | +17 | 712 | 5 | 0 |
26 | Quảng Trị | +9 | 68 | 1 | 0 |
27 | Bình Phước | +8 | 319 | 1 | 0 |
28 | Đắk Lắk | 0 | 550 | 2 | 0 |
29 | Ninh Thuận | +7 | 660 | 3 | 0 |
30 | Bạc Liêu | +2 | 84 | 0 | 0 |
31 | Thanh Hóa | +6 | 149 | 0 | 0 |
32 | Quảng Bình | +4 | 77 | 0 | 0 |
33 | Lạng Sơn | +1 | 154 | 1 | 0 |
34 | Quảng Nam | +24 | 337 | 2 | 0 |
35 | Hải Dương | +2 | 165 | 0 | 0 |
36 | Hậu Giang | +6 | 365 | 2 | 0 |
37 | Lâm Đồng | 0 | 206 | 0 | 0 |
38 | Nam Định | +4 | 37 | 0 | 0 |
39 | Cà Mau | 0 | 66 | 1 | 0 |
40 | Hưng Yên | 0 | 273 | 1 | 0 |
41 | Bến Tre | 0 | 1.416 | 52 | 2 |
42 | Sóc Trăng | 0 | 655 | 12 | 0 |
43 | Thái Bình | +1 | 70 | 0 | 0 |
44 | Ninh Bình | +2 | 60 | 0 | 0 |
45 | Lào Cai | 0 | 93 | 0 | 0 |
46 | Kon Tum | 0 | 21 | 0 | 0 |
47 | Sơn La | +26 | 115 | 0 | 0 |
48 | Bắc Giang | +7 | 5.772 | 14 | 0 |
49 | Phú Thọ | 0 | 15 | 0 | 0 |
50 | Điện Biên | 0 | 61 | 0 | 0 |
51 | Vĩnh Phúc | 0 | 233 | 1 | 0 |
52 | Hà Nam | 0 | 69 | 0 | 0 |
53 | Hà Giang | 0 | 28 | 0 | 0 |
54 | Thái Nguyên | 0 | 15 | 0 | 0 |
55 | Hải Phòng | 0 | 26 | 0 | 0 |
56 | Hòa Bình | 0 | 16 | 0 | 0 |
57 | Tuyên Quang | 0 | 2 | 0 | 0 |
58 | Bắc Ninh | +4 | 1.815 | 14 | 0 |
59 | Lai Châu | 0 | 1 | 0 | 0 |
60 | Bắc Kạn | 0 | 5 | 0 | 0 |
61 | Quảng Ninh | 0 | 7 | 0 | 0 |
62 | Yên Bái | 0 | 3 | 0 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
16.341.097
Số mũi tiêm hôm qua
381.598
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác của Bộ Y tế vừa làm việc với tỉnh Bình Dương về công tác phòng, chống dịch bệnh COVD-19 trên địa bàn.
Tại BV Dã chiến Hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19 Bình Dương, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội kiêm Giám đốc BV dã chiến Hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19 Bình Dương cho biết, Trung tâm có quy mô 437 giường chuyên trách hồi sức, cấp cứu chuyên sâu đối với các trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng nặng, các bệnh nhân nguy kịch.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế (bên phải) trao đổi với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội kiêm Giám đốc BV dã chiến Hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19 Bình Dương.
Đến nay, BV dã chiến Hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19 Bình Dương đã có 337 giường bệnh có đủ oxy, khí nén. Nhiều trang thiết bị tại đây do Bộ Y tế, BV Đại học Y Hà Nội hỗ trợ, mang từ Hà Nội vào.
Tỉnh Bình Dương đang tiếp tục trang bị thêm thiết bị, máy thở, vật tư tiêu hao để BV đạt quy mô 437 giường như thiết kế.
Lực lượng y bác sĩ làm việc tại BV này, có 4 “nguồn” đó là các chuyên gia, y bác sĩ và nhân viên y tế đến từ BV Đại học Y Hà Nội; thứ hai là đội ngũ nhân lực sẵn có của BVĐK Quốc tế Becamex, các y bác sĩ tại đây cũng có kinh nghiệm nhiều trong điều trị COVID-19.
Thứ ba là các y bác sĩ của BVĐK tỉnh Bình Dương và nguồn thứ tư là đội ngũ y bác sĩ chi viện từ nhiều tỉnh, thành phố, chủ yếu là ở phía Bắc.
Chia sẻ với những khó khăn, vất vả của các y bác sĩ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long mong các chiến sĩ áo trắng đang làm việc tại Trung tâm hồi sức cấp cứu Bình Dương “cố gắng, dành tâm sức vì người bệnh, làm sao để nhiều người bệnh nặng chuyển tình trạng tốt lên, giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, phải tuyệt đối tuân thủ chuyên môn, phòng hộ cá nhân để duy trì sức bền vì người bệnh đang cần chúng ta.
Phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, xét nghiệm nhanh chóng để tách F0 ra khỏi cộng đồng
TS.BS Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế, cho biết, tính từ đợt dịch thứ 4, tỉnh Bình Dương ghi nhận 46.501 ca mắc COVID-19. Trong đó có 4.584 ca bệnh phát hiện qua khám tại cơ sở y tế, 17.036 ca bệnh phát hiện trong Khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, hơn 17.000 ca bệnh phát hiện trong khu phong tỏa, 6.682 ca trong cộng đồng.
Về công tác thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bình Dương hiện đang vận hành theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế.
Trong đó, tầng 1 chăm sóc, điều trị hơn 4.600 bệnh nhân không có triệu chứng (chiếm khoảng 80% F0) được bố trí các khu cách ly tập trung có điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo, có đủ lực lượng bác sĩ, điều dưỡng và các xét nghiệm cơ bản tối thiểu, có máy chụp XQ di động; đồng thời được theo dõi sát sao, nếu có triệu chứng sẽ chuyển tuyến.
Tầng 2 điều trị gần 6.700 bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đang điều trị tại các trung tâm y tế tuyến huyện.
Tầng 3 điều trị 532 bệnh nhân có triệu chứng nặng, nguy kịch tại BVĐK tỉnh Bình Dương và BV dã chiến Hồi sức cấp cứu bệnh nhân COVID-19 Bình Dương. Tổng cộng Bình Dương có 22 cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19, tổng số giường là 15.627 giường, nhân lực phục vụ 2.851 người.
Tại buổi làm việc, tỉnh Bình Dương đề nghị Bộ Y tế tăng cường thêm nhân lực y tế đến hỗ trợ Bình Dương chống dịch, đặc biệt trong công tác điều trị; hỗ trợ thêm trang thiết bị, thuốc chuyên khoa và phân bổ thêm vaccine COVID-19…
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị tỉnh Bình Dương tiếp tục quan tâm áp dụng triệt để Chỉ thị 16 trên địa bàn, đặc biệt với những địa phương “vùng đỏ”. Bên cạnh việc tiếp tục tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm các trường hợp người dân vi phạm Chỉ thị, tỉnh cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an sinh tại chỗ ở khu vực này, để đảm bảo người dân không đi ra ngoài, an tâm ở yên tại chỗ chống dịch.
Bình Dương cũng cần tiếp tục đẩy nhanh công tác xét nghiệm trên diện rộng để nhanh chóng tách F0 ra khỏi cộng đồng, đồng thời, phải có phương án cụ thể bảo vệ thật chặt các địa phương “vùng xanh”, không để dịch bênh xâm chiếm lại.
Bộ Y tế hỗ trợ tiếp tục thuốc điều trị, điều thêm nhân lực đến Bình Dương
GS.TS Nguyễn Thanh Long đề nghị Bình Dương cần xem xét ngay việc sắp xếp điều tiết nhân lực y tế phù hợp với thực tế ở tầng 1, tăng cường cho tầng trên, tránh nơi dư nơi thiếu.
Trong công tác điều trị, người đầu ngành y tế lưu ý tỉnh cần sử dụng thuốc kháng đông và kháng viêm ở tầng 1, trang bị cơ số bình oxy vừa đủ để kịp thời sử dụng khi cần và biến cơ sở cách ly F1 thành cơ sở thu dung, điều trị.
Về những đề nghị của tỉnh Bình Dương, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ ngay thuốc kháng đông và kháng viêm, tuy nhiên tỉnh cần chủ động về vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch. Riêng thuốc điều trị Remdisivir, Bộ Y tế sẽ lo toàn bộ cho địa phương.
Về nhân lực, Bộ trưởng Bộ Y tế đã điều ngay 50 y bác sĩ từ BV C Đà Nẵng vào hỗ trợ Bình Dương về điều trị. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành y tế đề nghị tỉnh Bình Dương cần sắp xếp lại nhân lực điều trị, vì “chúng tôi thấy tỉnh đang sắp xếp chưa hợp lý, có phần lãng phí nhân lực điều trị”.
Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý tỉnh cần cần liên hệ với các chuyên gia, bệnh viện của Bộ Y tế để đào tạo thường xuyên, liên tục lại về chuyên môn hồi sức, cấp cứu cho đội ngũ cán bộ y tế chuyên ngành này của tỉnh.
Về tiêm vắc-xin trên địa bàn, Bộ trưởng Bộ Y tế tán thành phương án tiêm ưu tiên vùng đỏ.
Bộ trưởng Y tế cũng đề nghị tỉnh Bình Dương nghiên cứu, áp dụng công thức 5 điểm chống dịch mà Bộ trưởng đã đề nghị triển khai tại TP.HCM, bao gồm: Thực hiện nghiêm giãn cách là cơ bản, quan trọng và quyết định; An sinh xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Xét nghiệm là then chốt; Giảm tử vong là ưu tiên hàng đầu; Vắc-xin là chiến lược lâu dài.