Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021
Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >STT | Tỉnh thành | Ca nhiễm mới hôm qua |
Tổng Ca nhiễm |
Ca tử vong |
Ca tử vong công bố hôm qua |
---|---|---|---|---|---|
TỔNG | +11.168 | 620.165 | 15.625 | 381 | |
1 | TP.HCM | +5.446 | 303.475 | 12.089 | 228 |
2 | Bình Dương | +3.651 | 160.669 | 1.395 | 41 |
3 | Đồng Nai | +768 | 35.584 | 406 | 10 |
4 | Long An | +327 | 28.486 | 341 | 7 |
5 | Tiền Giang | +161 | 12.366 | 326 | 5 |
6 | Tây Ninh | +142 | 6.703 | 108 | 0 |
7 | Kiên Giang | +77 | 3.211 | 24 | 0 |
8 | Cần Thơ | +68 | 4.813 | 87 | 3 |
9 | Đồng Tháp | +59 | 7.891 | 237 | 57 |
10 | Quảng Bình | +57 | 1.249 | 0 | 0 |
11 | Khánh Hòa | +44 | 7.309 | 93 | 2 |
12 | An Giang | +44 | 2.689 | 31 | 23 |
13 | Bình Phước | +42 | 959 | 6 | 0 |
14 | Hà Nội | +41 | 4.053 | 52 | 0 |
15 | Bình Thuận | +38 | 2.873 | 42 | 1 |
16 | Đắk Lắk | +28 | 1.440 | 7 | 0 |
17 | Cà Mau | +21 | 241 | 2 | 0 |
18 | Đắk Nông | +20 | 462 | 0 | 0 |
19 | Thừa Thiên Huế | +18 | 763 | 11 | 0 |
20 | Bà Rịa - Vũng Tàu | +16 | 3.901 | 37 | 1 |
21 | Đà Nẵng | +13 | 4.824 | 59 | 2 |
22 | Quảng Ngãi | +13 | 983 | 0 | 0 |
23 | Sóc Trăng | +11 | 1.002 | 24 | 0 |
24 | Nghệ An | +9 | 1.785 | 10 | 0 |
25 | Phú Yên | +7 | 2.892 | 33 | 1 |
26 | Quảng Nam | +7 | 556 | 5 | 0 |
27 | Thanh Hóa | +7 | 397 | 1 | 0 |
28 | Bạc Liêu | +6 | 263 | 0 | 0 |
29 | Vĩnh Long | +5 | 2.123 | 58 | 0 |
30 | Ninh Thuận | +5 | 757 | 8 | 0 |
31 | Bình Định | +5 | 889 | 10 | 0 |
32 | Bến Tre | +5 | 1.827 | 65 | 0 |
33 | Trà Vinh | +4 | 1.423 | 15 | 0 |
34 | Gia Lai | +2 | 532 | 1 | 0 |
35 | Quảng Ninh | +1 | 9 | 0 | 0 |
36 | Phú Thọ | 0 | 22 | 0 | 0 |
37 | Nam Định | 0 | 52 | 1 | 0 |
38 | Điện Biên | 0 | 61 | 0 | 0 |
39 | Hải Dương | 0 | 167 | 1 | 0 |
40 | Hà Giang | 0 | 28 | 0 | 0 |
41 | Hải Phòng | 0 | 27 | 0 | 0 |
42 | Lai Châu | 0 | 1 | 0 | 0 |
43 | Bắc Kạn | 0 | 5 | 0 | 0 |
44 | Yên Bái | 0 | 3 | 0 | 0 |
45 | Hà Nam | 0 | 77 | 0 | 0 |
46 | Tuyên Quang | 0 | 2 | 0 | 0 |
47 | Hòa Bình | 0 | 16 | 0 | 0 |
48 | Thái Nguyên | 0 | 15 | 0 | 0 |
49 | Ninh Bình | 0 | 79 | 0 | 0 |
50 | Quảng Trị | 0 | 138 | 1 | 0 |
51 | Bắc Giang | 0 | 5.822 | 14 | 0 |
52 | Bắc Ninh | 0 | 1.890 | 14 | 0 |
53 | Hưng Yên | 0 | 288 | 1 | 0 |
54 | Sơn La | 0 | 251 | 0 | 0 |
55 | Hà Tĩnh | 0 | 446 | 4 | 0 |
56 | Thái Bình | 0 | 76 | 0 | 0 |
57 | Lâm Đồng | 0 | 266 | 0 | 0 |
58 | Lào Cai | 0 | 102 | 0 | 0 |
59 | Kon Tum | 0 | 27 | 0 | 0 |
60 | Hậu Giang | 0 | 460 | 2 | 0 |
61 | Lạng Sơn | 0 | 212 | 1 | 0 |
62 | Vĩnh Phúc | 0 | 233 | 3 | 0 |
Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam
Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >Số mũi đã tiêm toàn quốc
30.442.671
Số mũi tiêm hôm qua
1.076.041
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa có buổi làm việc, trao đổi với các nhà khoa học, chuyên gia của các Hội đồng khoa học để bàn về giải pháp phòng chống dịch cho năm 2022, trong đó tập trung vào những vấn đề vắc-xin, xét nghiệm, điều trị và ưu tiên tăng cường hệ thống đáp ứng y tế của quốc gia...
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long gửi lời cảm ơn đến các nhà khoa học, chuyên gia của các Hội đồng khoa học trong thời gian qua đã có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, sâu sắc và đầy trách nhiệm đối với công tác phòng chống dịch.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long.
Việt Nam trải qua gần 2 năm đương đầu với cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19, ngành y tế đã huy động tổng lực nhân lực, trang thiết bị, thuốc men và hết sức nỗ lực trên mọi mặt trận để phòng chống dịch, đặc biệt trong đợt dịch COVID-19 thứ 4 hiện nay.
Diễn biến dịch trong đợt dịch thứ 4 ở các điểm nóng như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An… đang có xu hướng giảm. Đối với TP Hà Nội hiện đang triển khai quyết liệt “2 mũi giáp công” là tiêm chủng và xét nghiệm.
Người đứng đầu ngành y tế thông tin: Bộ Y tế đang bắt đầu triển khai xây dựng kế hoạch và chiến lược phòng, chống dịch cho năm 2022 và giai đoạn tiếp theo. Từ đó định hình hướng đi, chiến lược chống dịch của quốc gia trên cơ sở tổng kết, đúc kết những bài học kinh nghiệm trong suốt thời gian qua.
“Chiến lược này là tổng thể các giải pháp từ nâng cao năng lực đối với hệ thống y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, y tế dự phòng và những vấn đề liên quan khác mang tính chuyên môn như xét nghiệm, điều trị, vắc-xin, thuốc… trong phòng chống dịch” - Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Do đó “ngày hôm nay, Bộ Y tế muốn nghe ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia về những vấn đề này để cùng với Bộ Y tế xây dựng các chiến lược phòng chống dịch trong thời gian tới”- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Tại buổi làm việc các chuyên gia, nhà khoa học của các Hội đồng khoa học đã chia sẻ cởi mở, tập trung vào những vấn đề chung trong công tác phòng chống dịch; trong công tác xét nghiệm, điều trị bệnh nhân COVID-19, cũng như vắc-xin, bao gồm cả việc tiếp cận các nguồn vaccine bên ngoài cũng như nghiên cứu, phát triển vắc-xin trong nước.
Từ kinh nghiệm phòng chống một số đại dịch trước đó cũng như kinh nghiệm trong điều trị thực tế COVID-19 thời gian qua, các chuyên gia đã gợi mở thêm nhiều đóng góp mang tính thực tiễn với lãnh đạo Bộ.
Trước một số ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về việc cần tiếp tục quan tâm đến chế độ đãi ngộ cho cán bộ y tế, đặc biệt là lực lượng tuyến đầu tham gia phòng chống dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, ngày 9/9 Bộ Y tế đã trình Chính phủ xem xét và thông qua các cơ chế chính sách trong phòng chống dịch COVID-19, đặc biệt là chế độ phụ cấp cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch nói chung; các phụ cấp đặc thù chuyên môn cùng chế độ ăn và sinh hoạt đối với lực lượng y tế…