Gạo + nước lọc không phải cách duy nhất để nấu cơm. Theo bà Fan Zhihong, phó giáo sư Khoa Dinh dưỡng và An toàn Thực phẩm, Đại học Nông nghiệp Trung Quốc: Có rất nhiều sự kết hợp với gạo còn lý tưởng hơn dùng nước lọc, nó sẽ khiến cho cơm ngon hơn, giàu dinh dưỡng hơn, vô cùng tốt cho sức khỏe.
1. Nấu cơm bằng sữa đậu nành: Phòng và chữa 9 bệnh
Sữa đậu nành dùng nấu cơm thay nước lọc, màu sắc của cơm không thay đổi nhưng mùi thơm lại cực kỳ khác biệt, hương vị ngon hơn so với việc cơm nấu bình thường.
Gạo và sữa đậu nành đều rất bổ dưỡng nhưng chúng đều có những khuyết điểm riêng. Ví dụ, gạo ít protein và lysine, trong khi đó đậu nành lại rất giàu 2 chất này. Nếu nấu gạo cùng sữa đậu nành, giá trị dinh dưỡng sẽ được cải thiện rất nhiều. Ngoài ra, hàm lượng methionin trong đậu nành tương đối ít; bù lại methionin trong gạo lại khá nhiều.
Sữa đậu nành dùng nấu cơm thay nước lọc, màu sắc của cơm không thay đổi nhưng mùi thơm lại cực kỳ khác biệt
Cơm khi kết hợp sữa đậu nành, hàm lượng đạm tương đương với thịt. Do đó, người Trung Quốc xưa thường có câu nói: "Gạo cộng với đậu bằng thịt".
Ngày nay nhiều người trung niên và cao tuổi không ăn được thịt, vì thế đã sử dụng phương pháp nấu cơm bằng sữa đậu nành. Vừa có tác dụng bù dinh dưỡng, lại an toàn và tốt cho sức khỏe hơn.
Cơm nấu sữa đậu nành có thể giảm được 9 bệnh: Giảm cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao, ngừa bệnh tim mạch, ngừa đột quỵ, ung thư, táo bón, lão hóa, sa sút trí tuệ do tuổi già.
2. Nấu cơm cùng khoai lang: Cực tốt cho đường ruột
Cơm nấu cùng khoai lang sẽ đem lại hương vị rất đặc biệt, hơn nữa còn rất tốt cho đường ruột. Khoai lang có chứa chất xơ không hòa tan giúp phân mềm hơn, dễ dàng di chuyển qua hệ tiêu hóa, từ đó giúp cho đại tiện dễ dàng hơn. Cơm nấu khoai lang cũng giúp đường ruột khỏe mạnh, giảm gánh nặng cho ruột.
3. Nấu cơm với khoai mỡ: Hạ đường huyết, hạ lipid máu, ức chế khối u
Khoai mỡ có chứa lượng polysaccharide và protein dồi dào, có thể ngăn chặn mỡ máu, tốt cho mạch máu, chống xơ vữa động mạch. Việc thêm khoai mỡ vào cơm còn có tác dụng điều hòa huyết áp, hạ đường huyết, hạ lipid máu, ức chế khối u.
Đồng thời, nó cũng có lợi cho việc bảo vệ dạ dày, giảm áp lực lên niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng táo bón và ngăn ngừa 3 cao (cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao).
4. Nấu cơm cùng trà xanh: Kích thích tiêu hóa, phân hủy chất béo
Nếu như gạo rất giàu vitamin B và vitamin E, có thể thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất, loại bỏ mệt mỏi, cải thiện khả năng miễn dịch. Thì trà xanh có chứa chất alcaloid, polyphenol cùng các vitamin và khoáng chất có nhiều tác dụng khác nhau như chống xơ cứng mạch máu, chống xơ vữa động mạch, hạ lipid máu, hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư...
Trong sách y học "Bổ trung lương dược" đời Đường ở Trung Quốc có ghi chép về việc nấu cơm với trà có tác dụng kích thích tiêu hóa, phân hủy chất béo, từ đó giúp cơ thể giảm cân tốt.
Bên cạnh đó, nấu cơm với trà xanh còn có tác dụng khử nhờn, thông miệng, hỗ trợ tiêu hóa...
Cách nấu cơm với nước trà rất đơn giản: Bạn chỉ cần ngâm 1 ít trà khô vào nước để rửa trà. Đổ phần nước đó đi và đổ nước nóng vào cho đến khi trà thôi hết màu ra nước. Đổ nước trà vào gạo và nấu cơm như bình thường (không sử dụng bã trà để nấu cơm).