Một trong những ưu điểm của cà chua là rất giàu dinh dưỡng và có hương vị độc đáo. Ngoài nấu canh, cà chua còn được dùng làm nguyên liệu trong việc chế biến các món ăn, trộn salad hoặc các chế biến thành các sản phẩm như nước ép cà chua, nước chấm, nước sốt cà chua.
Về thành phần dinh dưỡng, rất giàu vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B6, kali, folate, magiê, niacin, đồng và phốt pho, đặc biệt ở cà chua chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo.
Ảnh minh họa
Đặc biệt sắc tố đỏ có trong cà chua là Lycopene. Hợp chất này hoạt động như chất chống oxy hóa vừa ngăn chặn tế bào ung thư, vừa chống sự hình thành của các cục máu đông trong thành mạch máu.
Cà chua chứa các axit hữu cơ như axit malic và axit xitric, có thể thúc đẩy quá trình tiết dịch vị, tăng nồng độ axit dịch vị, điều chỉnh chức năng đường tiêu hóa và giúp phục hồi các bệnh đường tiêu hóa. Chứa axit trái cây và cellulose, nó giúp tiêu hóa, giữ ẩm đường ruột và chống táo bón.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà chua đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, loãng xương và bệnh tiểu đường... Chính vì những lẽ đó, cà chua là một thực phẩm thường có trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình.
Ăn cà chua bao nhiêu là đủ?
Số lượng cà chua mỗi ngày mà bạn nên tiêu thụ có thể thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân, cân nặng, hoạt động vận động, mục tiêu và tình trạng sức khỏe của bạn.
Tuy nhiên, theo các khuyến nghị, khoảng 1-2 quả cà chua sống hoặc 7 quả cà chua bi mỗi ngày là một liều lượng hợp lý để cung cấp dưỡng chất từ cà chua mà không tạo áp lực lên hệ tiêu hóa và tránh nguy cơ tăng cân.
Ảnh minh họa
Ăn cà chua nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay
Cà chua là thực phẩm lành mạnh và phù hợp với nhiều người. Tuy nhiên, cũng có một số người bị dị ứng với phấn hoa có thể sẽ dị ứng với cà chua. Hội chứng này được gọi là hội chứng dị ứng phấn hoa, thức ăn hoặc hội chứng dị ứng đường miệng.
Các chuyên gia khuyến cáo, những ai mắc phải hội chứng này, nếu ăn cà chua (hoặc một số trái cây, rau tương tự phấn hoa), hệ miễn dịch sẽ tấn công các protein có trong những thực phẩm này. Nguy cơ sẽ xuất hiện dị ứng, ngứa và sưng cổ họng hoặc miệng.
Vì vậy, khi ăn cà chua thường xuyên, nếu có những dấu hiệu trên, tốt nhất là tạm dừng.
6 điều cần tránh khi ăn cà chua để mang lại lợi ích cho sức khỏe
Không ăn cà chua khi đói
Cà chua chứa nhiều vitamin C, nên khi bạn ăn lúc đói dễ bị ảnh hưởng tới dạ dày. Ngoài ra, trong cà chua còn chứa chất pectin và nhựa phenolic chứa a-xít, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng dễ gây ngộ độc.
Ảnh minh họa
Không nấu quá nhừ
Không ninh cà chua trong thời gian dài bởi khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.
Không ăn cà chua xanh
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
Không ăn quá nhiều cà chua
Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.
Không ăn nhiều hạt cà chua
Hạt cà chua cũng giống như hạt ổi, không thể phân hủy được trong hệ tiêu hóa của con người. Nếu bạn ăn nhiều hạt cà chua thì trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.