Cầu thủ bóng đá nổi tiếng Edgar Davids được biết đến là cựu tiền vệ phòng ngự huyền thoại của Juventus và anh luôn đeo kính trong suốt thời gian thi đấu của mình. Nguyên nhân là do Davids mắc bệnh tăng nhãn áp - tình trạng mà dây thần kinh thị giác trong mắt bị tổn thương do di truyền hoặc các lý do khác, làm hạn chế tầm nhìn.
Tình trạng này không có cách chữa trị cụ thể và chỉ có thể được kiểm soát. Tuy nhiên, Davids vẫn cố gắng chơi bóng mà không để bệnh tật ảnh hưởng đến phong độ của mình.
Một nghiên cứu kéo dài 4 năm cho thấy người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao gấp 5 lần so với người da trắng. Một số báo cáo cũng cho biết, bệnh tăng nhãn áp ở phụ nữ cao hơn đáng kể so với nam giới, đặc biêt là sau khi mãn kinh.
Nguyên nhân gây tăng nhãn áp
Tăng nhãn áp là một mối quan tâm hàng đầu của những người đang gặp phải vấn đề về mắt. Áp suất bên trong mắt cao là do sự mất cân bằng trong việc sản xuất và thoát dịch trong mắt (thủy dịch). Nhiều chất lỏng liên tục được sản xuất nhưng không thể thoát ra ngoài do kênh thoát hoạt động không đúng cách. Điều này khiến lượng chất lỏng bên trong mắt tăng lên, gây ra tăng nhãn áp.
Các triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp
Hầu hết những người bị tăng nhãn áp không gặp bất kì triệu chứng nào. Vì lý do này, khám mắt thường xuyên là hoạt động rất quan trọng để loại trừ mọi tổn thương đối với dây thần kinh thị giác do áp suất cao.
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để đo nhãn áp cũng như để loại trừ bệnh tăng nhãn áp góc mở nguyên pháp sớm hoặc các nguyên nhân thứ phát của bệnh bằng những bài kiểm tra như:
- Xác định thị lực bằng cách yêu cầu bạn đọc các chữ cái trong phòng.
- Mặt trước của mắt, bao gồm giác mạc, tiền phòng, mống mắt, thủy tinh thể sẽ được kiểm tra bằng một kính hiển vị đặc biệt.
- Tonometry là một phương pháp dùng để đo áp suất bên trong mắt. Các phép đo được thực hiện cho cả 2 mắt ít nhất 2-3 lần. Vì nhãn áp thay đổi theo từng giờ ở bất kì cá nhân nào nên các phép đo được thực hiện vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Chênh lệch áp suất giữa 2 mắt từ 3 mm Hg trở lên có thể là bệnh tăng nhãn áp.
- Nội soi Gonioscopy được thực hiện để kiểm tra góc thoát nước mắt. Để làm như vậy, một kính áp tròng sẽ được đặt trên mắt. Thử nghiệm này rất quan trọng để xác định xem các góc mở, hẹp hay đóng và để loại trừ bất kì điều kiện nào có thể gây tăng nhãn áp.
Tăng nhãn áp có thể là kết quả của các bệnh lý khác về mắt. Tính đến năm 2013, ước tính có khoảng 2,2 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh tăng nhãn áp và hơn 120.000 người bị mù vì căn bệnh này. Căn bệnh này không loại trừ một ai.
Vì vậy, đi khám mắt định kì, giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh và bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt như: Rau xanh, cá hồi, cà rốt, khoai lang, việt quất, bơ, quả óc chó… là những biện pháp tốt nhất cho đôi mắt của bạn.