Chớ coi thường 5 bệnh giao mùa trẻ nào cũng gặp, cẩn thận biến chứng nguy hiểm!

Giao mùa là thời điểm virus, vi khuẩn gia tăng và phát triển khiến trẻ bị ốm liên tục, hết ho, sốt lại mũi dãi sụt sịt… Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ những kiến thức liên quan đến bệnh giao mùa ở trẻ và cách phòng ngừa để giúp con ít ốm, luôn khỏe mạnh khi thời tiết thay đổi.

Theo các bác sĩ, trẻ nhỏ dễ bị ốm khi giao mùa là do hệ miễn dịch đang trong giai đoạn hoàn thiện, tạo ra các “khoảng trống miễn dịch”, dẫn đến trẻ có sức đề kháng kém với các mầm bệnh.

Thêm vào đó, thời tiết lúc giao mùa thường hanh khô, nhiệt độ nóng lạnh thất thường là điều thuận lợi để vi khuẩn, virus sinh sôi nảy nở, làm nhiều dịch bệnh bùng phát.

Các bệnh chủ yếu gặp ở trẻ khi giao mùa là các bệnh liên quan đến đường hô hấp và tiêu hóa – 2 “con đường đón đầu miễn dịch”, tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài cơ thể.

1. Cúm

Đây là một trong những bệnh trẻ dễ mắc phải nhất khi giao mùa, do virus gây ra và lây lan nhanh qua đường hô hấp, đặc biệt ở trẻ đề kháng kém khả năng nhiễm bệnh sẽ cao hơn. Nếu không điều trị tốt, bệnh sẽ kéo dài khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn và sút cân.

Chớ coi thường 5 bệnh giao mùa trẻ nào cũng gặp, cẩn thận biến chứng nguy hiểm! - 1

Cúm thường xuyên xảy ra ở trẻ có đề kháng kém khi giao mùa

Do đó, cha mẹ lưu ý không nên cho trẻ tiếp xúc nơi đông người, nhất là với những người có dấu hiệu cúm; giữ ấm cho trẻ, nhất là các vị trí quan trọng như bàn tay, bàn chân, ngực, cổ, đầu; cho con uống nước ấm và hạn chế đồ uống lạnh.

2. Sốt siêu vi

Sốt siêu vi hay sốt virus là tình trạng sốt cấp tính do các loại virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ có miễn dịch yếu. Bệnh diễn ra chủ yếu vào thời điểm giao mùa khi thời tiết đột ngột chuyển từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị sốt siêu vi mà chỉ có thể hỗ trợ bằng cách tăng cường sức đề kháng, điều trị theo triệu chứng và phòng tránh các biến chứng ở trẻ.

Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên và hạ sốt cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nhiều nước, bù nước điện giải, chườm người bằng khăn ấm hoặc cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn đồ ăn lỏng dễ nuốt và dễ tiêu hóa, nghỉ ngơi nơi yên tĩnh, sạch sẽ thoáng mát, giữ gìn vệ sinh cá nhân và không gian sinh hoạt.

3. Viêm họng

Viêm họng là bệnh có tỷ lệ cao nhất trong các bệnh giao mùa ở trẻ. Tuy là bệnh thông thường nhưng cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua kháng sinh cho trẻ dùng, vì bệnh có thể do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây ra. Kháng sinh không có tác dụng hiệu quả với bệnh do virus gây nên, vì vậy, cần đưa trẻ đi khám và điều trị theo chẩn đoán của bác sĩ.

Chớ coi thường 5 bệnh giao mùa trẻ nào cũng gặp, cẩn thận biến chứng nguy hiểm! - 2

Viêm họng là bệnh có tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh giao mùa ở trẻ

Để con nhanh khỏi bệnh cũng như phòng ngừa tái phát viêm họng nhiều lần, cần giữ ấm cổ họng cho trẻ, vệ sinh mũi họng thường xuyên, vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là sau mỗi bữa ăn. Chú ý mang khẩu trang cho trẻ khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói xe, khí thải...

4. Viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm các đường dẫn khí tới phổi, hơn 90% là do virus gây bệnh. Phế quản của trẻ còn ngắn và hẹp, do đó mỗi khi bị viêm sẽ rất dễ bị bịt tắc vì niêm mạc bị phù nề và đờm dãi, khiến trẻ khò khè, ho khan hoặc có đờm…

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị viêm phế quản, cha mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay, vì đây là bệnh diễn biến nhanh, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, suy hô hấp hoặc thậm chí là gây tử vong.

Điều trị viêm phế quản trong nhiều trường hợp không cần sử dụng kháng sinh, chủ yếu điều trị các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, kết hợp thuốc và các biện pháp vệ sinh mũi họng, thông thoáng đường thở.

5. Tiêu chảy

Tiêu chảy do virus rota gây ra là bệnh thường gặp nhất vào giai đoạn chuyển mùa hè - thu, đặc biệt là ở trẻ từ 6-36 tháng tuổi. Tiêu chảy kéo dài gây mất nước, mất muối quá nhiều, dễ dẫn đến trụy mạch, đe dọa tính mạng. Vì thế, nếu chăm sóc ở nhà, cha mẹ nên cho trẻ uống bù nước điện giải kịp thời, ăn uống đủ dinh dưỡng và đảm bảo. Nếu thấy trẻ quá mệt, nên đưa bé đến bệnh viện để truyền dịch.

Theo các chuyên gia, các bệnh thời điểm giao mùa hầu hết là do virus gây ra, một số ít do vi khuẩn, vậy nên biện pháp tốt nhất để phòng ngừa các bệnh giao mùa kể trên là tăng đề kháng cho trẻ.

Chớ coi thường 5 bệnh giao mùa trẻ nào cũng gặp, cẩn thận biến chứng nguy hiểm! - 3

Beta-glucan giúp tăng đề kháng vượt trội cho trẻ, phòng tránh các bệnh giao mùa

Các nhà khoa học trên thế giới đã chỉ ra Beta-glucan là hoạt chất tăng đề kháng an toàn và đặc hiệu tốt nhất cho trẻ, đặc biệt trên hệ hô hấp và tiêu hóa. Beta-Glucan giúp tăng cường gấp đôi lượng tế bào miễn dịch bảo vệ cơ thể sau 72 giờ sử dụng, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, virus gây ra.

Hiện nay, Gadopax Forte là sản phẩm duy nhất chứa hàm lượng cao Beta-glucan có độ tinh khiết và chất lượng tốt nhất, kết hợp với Vitamin C, D và Kẽm – các vi chất then chốt cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Sản phẩm được chứng minh giảm 85% tình trạng ho, sốt, cảm cúm ở trẻ. Sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng và nhận được phản hồi rất tốt từ các mẹ.

Chớ coi thường 5 bệnh giao mùa trẻ nào cũng gặp, cẩn thận biến chứng nguy hiểm! - 4

Gadopax Forte giúp tăng đề kháng vượt trội nhờ chứa hàm lượng Beta (1.3/1.6)-D-glucan cao kết hợp với Kẽm, Vitamin C và Vitamin D là những vi chất hàng đầu giúp kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, tăng đề kháng vượt trội.

Gadopax Forte hỗ trợ tăng sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn và virus, đặc biệt với đối tượng trẻ em và người lớn sức đề kháng kém.

Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.

Để biết thêm thông tin truy cập: https://gadopax.vn/

Hotline: 1900 58 88 36

Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm Quốc tế CTT Việt Nam.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh