Chồng tôi chung thủy, lại có thân hình vạm vỡ, tại sao vẫn bị “chưa đi chợ đã hết tiền”?

Để có được trái ngọt là 3 nhóc tỳ vô cùng đáng yêu như ngày hôm nay, ít ai biết vợ chồng chị Nhung đã phải trai qua nhiều gian nan và nước mắt.

Vợ chồng lấy nhau mãi không có con, đi khám phát hiện chồng bị teo tinh hoàn

Lấy chồng năm 19 tuổi, chị Nguyễn Thị Nhung (SN 1995, ở Hải Dương) khi đó không đặt nặng vấn đề có con ngay vì nghĩ tuổi còn trẻ. Thế nhưng, những năm sau đó, dù không dùng biện pháp tránh thai nào chị Nhung vẫn không thấy có tin vui. Lúc ấy hai vợ chồng bắt đầu cảm thấy sốt ruột và lo lắng.

Chị Nhung chia sẻ, do lấy chồng mãi không có con nên nhiều người cũng dị nghị, dèm pha. Có người ác miệng còn nói “cây độc không trái, gái độc không con”. Những lúc như vậy, chị chỉ biết cúi mặt lẳng lặng bước đi.

Vài năm sau khi cưới vẫn chưa có con, hai vợ chồng chị lên Hà Nội thăm khám hiếm muộn. Kết quả khá bất ngờ, khi chồng chị Nhung bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc quai bị trước đó. Để có được con, chồng chị Nhung buộc phải can thiệp phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro-TESE) kết hợp với Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Bác sĩ Đinh Hữu Việt đang phẫu thuật vi phẫu tìm tinh trùng cho chồng chị Nhung.

Bác sĩ Đinh Hữu Việt đang phẫu thuật vi phẫu tìm tinh trùng cho chồng chị Nhung.

ThS.BS Đinh Hữu Việt, Trưởng khoa Nam học (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, với bệnh nhân này, phẫu thuật phẫu tinh hoàn Micro-TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng. Đây cũng là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao cho các trường hợp vô tinh, ít tổn thương mô tinh hoàn, ít biến chứng. Sau khi phẫu thuật vi phẫu, bác sĩ đã tìm đủ lượng tinh trùng có chất lượng tốt để tiến hành tạo phôi, rồi làm IVF.

Tìm được "con giống" của chồng, vợ lại trục trặc đường sinh nở

Tìm được tinh trùng, hai vợ chồng chị Nhung đã có phôi đủ điều kiện để chuyển vào tử cung người mẹ. Thế nhưng, sự thật lại quá trớ trêu. Khi các bác sĩ chuẩn bị niêm mạc để chuyển phôi, qua siêu âm phát hiện những chùm polyp có thể cản trở quá trình đậu thai nên chỉ định nội soi thăm dò buồng tử cung của chị Nhung kết hợp cắt bỏ polyp, hạn chế tối đa chảy máu. Tuy nhiên, do cơ địa nhanh hình thành polyp, chị Nhung phải theo dõi chặt chẽ và xác định thời điểm chuyển phôi phù hợp trước khi polyp mới mọc lên.

Sau quá trình điều trị, giữa năm 2019, chị Nhung mới được chuyển phôi vào buồng tử cung. May mắn đã mỉm cười khi chị đã đón con gái chào đời vào tháng 4/2020. “Tôi còn nhớ, lần đầu nghe được tim thai con, tôi đã khóc nức nở. Bác sĩ bảo bây giờ chúng ta đã có được bước khởi đầu tạm ổn rồi thì phải vui chứ sao lại khóc. Thế nhưng, tôi không cầm được nước mắt. Đó là những giọt nước mắt hạnh phúc”, chị Nhung nhớ lại.

Trải qua bao gian nan, vất vả chị Nhung đã có được 3 nhóc tỳ đáng yêu. Ảnh: NVCC.

Trải qua bao gian nan, vất vả chị Nhung đã có được 3 nhóc tỳ đáng yêu. Ảnh: NVCC. 

Khi em bé đầu lòng được gần 3 tuổi, hai vợ chồng chị Nhung tiếp tục chuyển phôi đã trữ trước đó, mong sớm có em bé để “có chị có em, cho vui cửa vui nhà”. Khi tới viện, một lần nữa bất ngờ lại ập đến, khi thăm khám niêm mạc tử cung của chị Nhung bị quá sản toàn bộ, polyp dày đặc. Lần này, tình trạng nặng hơn lần đầu chuyển phôi rất nhiều.

Vẫn mong muốn có thêm con, chị Nhung lại bước vào cuộc chiến với polyp buồng tử cung một lần nữa. Lần này, các bác sĩ chỉ định điều trị thuốc và thực hiện mổ nội soi buồng tử cung ngay trong chu kỳ để loại bỏ các chùm polyp trước khi thực hiện chuyển phôi.

Cuộc phẫu thuật nội soi thành công tốt đẹp, chị Nhung được chuyển phôi ngay ở chu kỳ kế tiếp sau ca phẫu thuật. May mắn lại lần nữa "gõ cửa", lần này chị Nhung đậu song thai, với một bé trai và một bé gái. Năm 2023, hai bé song sinh chào đời khỏe mạnh trong niềm hạnh phúc vô bờ của các bác sĩ và gia đình.

Để có được hai nhóc tỳ sinh đôi trong lần mang thai thứ 2, chị Nhung phải trải qua nhiều khó khăn vất vả. Ảnh: NVCC.

Để có được hai nhóc tỳ sinh đôi trong lần mang thai thứ 2, chị Nhung phải trải qua nhiều khó khăn vất vả. Ảnh: NVCC.

Không chủ quan khi ra máu vùng kín ở chị em

ThS.BS Trịnh Thị Thuý, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức (BV Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, để phát hiện và điều trị polyp buồng trứng, phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, đồng thời hỗ trợ điều trị xử lý các tổn thương một cách tốt nhất. Việc chuẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp tăng tỷ lệ có thai tự nhiên cũng như tăng hiệu quả chuyển phôi thành công ở các cặp vợ chồng can thiệp hỗ trợ sinh sản.

Với trường hợp của chị Nhung, bác sĩ Thúy cho biết, do polyp dạng chùm, nhỏ rất khó để phát hiện thông qua các phương pháp thông thường như siêu âm bơm nước, siêu âm 3D buồng tử cung… Khi thực hiện phẫu thuật nội soi buồng tử cung, ngoài hỗ trợ phát hiện các tổn thương như: polyp tử cung, viêm niêm mạc tử cung… các bác sĩ có thể tiến hành can thiệp loại bỏ các khối polyp cũng như xử lý tách dính trong các trường hợp dính buồng tử cung.

Bác sĩ Trịnh Thị Thúy đang tư vấn cho vợ chồng chị Nhung.

Bác sĩ Trịnh Thị Thúy đang tư vấn cho vợ chồng chị Nhung.

Các bác sĩ cho biết, polyp buồng tử cung chiếm khoảng 10 - 15% nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Tuy nhiên, polyp buồng tử cung có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, tuy nhiên, chúng đã được chứng minh là liên quan đến khoảng 50% trường hợp chảy máu tử cung bất thường ví dụ như:

- Kinh nguyệt kéo dài, lượng kinh nguyệt nhiều hoặc ít hơn bình thường

- Ra máu ngoài kỳ kinh nguyệt

- Ra máu sau giao hợp

- Ra máu ở giai đoạn trước tuổi dậy thì, trong khi mang thai hoặc sau mãn kinh.

Các triệu chứng kèm theo có thể đau bụng, thiếu máu, một số trường hợp polyp kích thước lớn có thể chèn ép gây bế kinh, nhiễm trùng, do vậy, khi có các biểu hiện trên cần đi khám sớm.

Để phòng bệnh, phụ nữ, nhất là người trong độ tuổi mãn kinh và tiền mãn kinh nên khám kiểm tra, siêu âm vùng chậu, tử cung buồng trứng định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh lý này.

Vợ chồng Đồng Nai hiếm muộn 6 năm, săn được bé rồng vàng nhờ cả tháng làm một việc từ lúc 5h sáng