1. Không làm đông lạnh rau
Thói quen của các bà nội trợ Việt là thường chỉ đông lạnh các loại thịt hay hải sản chứ ít ai đem rau đi dông lạnh. Tuy nhiên đây lại là suy nghĩ sai lầm. Theo các nghiên cứu, việc đông lạnh rau giúp đảm bảo rằng các vitamin quý, khoáng chất và dinh dưỡng thực vật bị khóa trong quá trình bảo quản. Nó sẽ giúp các loại rau giữ được chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho quá trình nấu ăn.
Chính điều đó khiến nếu rau mua về và chưa sử dụng, bạn nên đặt chúng vào tủ lạnh để giữ được các chất dinh dưỡng cần thiết.
2. Ăn rau để nguội
Không ít bà nội trợ có thói quen ăn rau khi đã nguội hẳn, có người còn cho thêm đá vào canh để ăn được mát hơn. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm.
Sau khi nấu, rau sẽ mất đi khoảng 15% lượng vitamin và các chất dinh dưỡng. Lượng dưỡng chất này sẽ mất dần theo thời gian khoảng 25% sau 30 phút và 75% sau 1 giờ. Khi nấu xong, rau dễ rơi vào vòng tấn công của vi khuẩn, mầm bệnh gây biến chất và ảnh hưởng đến sức khỏe... Bởi vậy, hãy ăn rau khi còn nóng và để tránh tình trạng dư thừa, bạn nên nấu vừa đủ.
3. Cắt rau trước khi rửa
Đây là thói quen mà nhiều người thường mắc phải. Tuy nhiên, đây là cách làm phản khoa học và khiến cho lượng vitamin tồn tại ở trong rau dưới dạng nước dễ bị hòa tan trong nước khi rửa.
Đặc biệt, việc cắt rau và rửa rau xong mà không nấu ngay cũng sẽ khiến cho lượng vitamin có trong rau thất thoát khá lớn qua quá trình bốc hơi nước. Do đó, tốt nhất bạn nên rửa sạch sau đó cắt và nấu sẽ đảm bảo được dinh dưỡng trong rau.
4. Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá.
Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím… Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
5. Rau đã nấu chín để qua đêm
Nhiều bà nội trợ có thói quen rau còn thừa đem để trong tủ lạnh rồi bữa sau lại mang ra ăn. Tuy nhiên, đây lại là thói quen xấu gây hại đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại đi chăng nữa cũng không thể khử được. Vì vậy, không nên ăn rau đã để qua đêm.
6. Ngâm nước muối quá mặn và quá lâu
Nhiều người vẫn nghĩ rằng việc ngâm rau trong nước muối càng mặn và càng lâu thì càng tốt, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm vì cách làm này không diệt trừ được giun sán và lượng hóa chất bám trên rau cũng không giảm đi đáng kể, nhưng lại khiến mùi vị của rau có thể bị thay đổi. Ngoài ra, việc ngâm rau trong nước muối quá lâu (trên 10 phút) có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng.
Do đó, bạn cần nhặt rau sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau. Sau đó, có thể rửa lại bằng nước muối loãng 1 lần khoảng 2 phút, rồi xả lại lần cuối bằng nước lạnh.
7. Cho quá ít nước khi luộc rau
Chính thói quen tiết kiệm thời gian đun nước sôi, tiết kiệm thời gian của một số bà nội trợ, khiến món rau mất ngon và có phần "sượng". Vì thế, khi luộc rau bạn nên cho thêm nước, đun lửa to để rau nhanh chín và tránh tình trạng rau bị đen.