Thông thường, khi nhắc đến những mối nguy hại cho sức khỏe trong nhà bếp, nhiều người cho rằng chúng chỉ xuất phát từ thực phẩm, chẳng hạn như thực phẩm có chứa chất độc hoặc phức tạp hơn thì là những loại thực phẩm khi ăn cùng lúc sẽ sinh ra độc tố, hay chúng ta thường gọi là thực phẩm kỵ nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, "sát thủ" rình rập trong căn bếp của mỗi gia đình đến từ nhiều nguồn hơn thế.
Dưới đây là 4 "sát thủ" ẩn trong nhà bếp thường thấy nhất mà ít ai ngờ tới.
1. 3 loại thức ăn để qua đêm sinh độc tố
Nhiều người trong cuộc sống có thói quen tiết kiệm, giữ thức ăn không ăn hết qua đêm. Nếu bạn không thể ăn hết thức ăn, bạn có thể tiếp tục ăn vào ngày hôm sau hoặc ngày sau nữa và không bao giờ được vứt bỏ cho đến khi nó bị hỏng.
Theo TS. BS. Hoàng Minh Đức (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), kiểu "tiết kiệm" này cũng dễ khiến cơ thể sinh bệnh, đặc biệt là khi ban để qua đêm 3 loại thức ăn này.
- Rau xanh
Bác sĩ Đức giải thích, một mặt rau được bảo quản trong thời gian dài và hâm nóng sẽ làm mất đi vitamin, chất diệp lục và các chất dinh dưỡng khác, mùi vị thay đổi lớn, dễ bị hư hỏng hơn. Mặt khác, so với thịt, trái cây và các loại thực phẩm khác, hàm lượng nitrat trong rau lá xanh tương đối cao, nếu để quá lâu sau khi nấu chín, nitrat sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành nitrit, chất đã được WHO cảnh báo là có khả năng gây ung thư. Nếu bảo quản không đúng cách, hàm lượng nitrit cũng có thể vượt quá tiêu chuẩn an toàn.
Do đó, tốt nhất chỉ ăn rau xanh trong vòng 4 giờ sau khi chế biến và tuyệt đối không giữ lại để qua đêm dù là bọc kín bảo quản trong tủ lạnh.
- Hải sản
Các loại hải sản như cua, cá, tôm là những thực phẩm giàu đạm, nếu để qua đêm rồi mới ăn sẽ sinh ra các sản phẩm thoái hóa đạm. Điều này có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, gây khó chịu đường tiêu hóa, dễ làm tổn thương chức năng gan thận. Chất độc sẽ càng nghiêm trọng do biến chất khi chúng ta tiếp tục hâm nóng lại ở nhiệt độ cao.
Nếu để lâu trong tủ lạnh quá 3 ngày, các chuyên gia khuyến cáo không nên ăn vì có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc làm ảnh hưởng xấu tới các tế bào, góp phần dẫn tới ung thư.
- Các loại nấm, mộc nhĩ
Dù là loại nấm hay mộc nhĩ nào thì chúng đều là thực phẩm chứa nhiều nitrat, nếu để lâu sau khi nấu chín, nitrat sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành nitrit. Hấp thụ nhiều nitrit có thể gây ung thư, đồng thời sẽ làm giảm hoạt động của các tế bào hồng cầu, gây thiếu oxy và thiếu máu, không tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, BS. Đức cho biết nấm còn có hemoglobin dễ phân hủy thành methemoglobin mất đi chức năng cung cấp oxy trong cơ thể, sẽ gây cảm giác buồn nôn, khó thở và chóng mặt.
2. Bát đũa xếp chồng sau khi rửa và cất vào tủ
Viện Nghiên cứu Thiết bị điện gia dụng Trung Quốc đã từng tiến hành một bộ thí nghiệm, trong đó thiết lập hai nhóm so sánh. Trước tiên, người thử nghiệm khử trùng bộ đồ ăn và tráng bề mặt của bộ đồ ăn bằng nước dùng vô trùng; Sau đó, bộ đồ ăn được chia thành hai nhóm, một nhóm bát đĩa được xếp chồng lên nhau (nhóm 1) và cất vào tủ sau khi rửa, nhóm còn lại được đặt trên giá sau khi rửa và đặt ở nơi thoáng khí (nhóm 2).
Ba ngày sau, so sánh cho thấy tổng số khuẩn lạc của bộ đồ ăn nhóm 2 là 8000cfu/bộ, đáp ứng các tiêu chuẩn y tế liên quan, trong khi số lượng vi khuẩn ở nhóm 1 là 560000cfu/bộ, tức là gấp 70 lần so với nhóm 1.
Bảo quản bát đĩa không đúng cách có thể khiến một số vi khuẩn, vi rút phát triển, ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể chúng ta.
- Tác động cấp tính ngắn hạn: sự sinh sản của vi khuẩn gây bệnh, chẳng hạn như Escherichia coli, salmonella, norovirus, rotavirus, có thể gây ra viêm dạ dày ruột cấp tính, nôn mửa và tiêu chảy, thậm chí mất nước, sốc, đe dọa đến tính mạng.
- Ảnh hưởng lâu dài: Nấm mốc phát triển, chẳng hạn như chất gây ung thư như aflatoxin, tiếp xúc lâu dài có thể gây ung thư, ngoài ra, bộ đồ ăn còn là môi trường truyền vi khuẩn Helicobacter pylori, gây ra nhiều bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.
Nếu bộ đồ ăn được xếp chồng lên nhau sẽ tích tụ nhiều nước, gặp nhiệt độ phòng thích hợp vi khuẩn sẽ phát triển mạnh, nhưng nếu bộ đồ ăn được cất thẳng đứng thì nước sẽ dễ thoát ra ngoài, sẽ không dễ dàng để sinh sản vi khuẩn.
3. Lớp tráng nhôm bên trong lòng nồi cơm điện bong tróc
Nhôm kim loại có đặc tính tỏa nhiệt đều và truyền nhiệt nhanh nên là chất liệu được lựa chọn hàng đầu cho lòng nồi cơm điện. Tuy nhiên, bác sĩ Li Nannan, Giám đốc Hiệp hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) cho biết nếu lớp lót nhôm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm sẽ gây ra hiện tượng nhão và/hoặc sự hòa tan của các ion nhôm, gây ảnh hưởng đến mùi vị của thực phẩm và sức khỏe con người.
Cụ thể, sử dụng lâu dài có thể khiến lượng nhôm hấp thụ vào cơ thể con người vượt quá tiêu chuẩn và gây hại cho cơ thể. Hoặc thức ăn bám vào bề mặt của lớp lót nhôm và bị cháy khét, không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị của thức ăn mà còn có những tác hại nhất định đối với sức khỏe con người.
Do đó, nếu phát hiện thấy bên trong lòng nồi cơm điện bị bong ra từng mảng và có những vùng màu trắng bạc rõ ràng ở bên trong thì nên thay mới lòng nồi nếu có điều kiện. Nếu không thay thế thì chỉ nên nấu những thức ăn có tính trung tính như nấu cơm, cháo… không nên nấu những thức ăn có tính axit, kiềm và thức ăn mặn như các món canh, món om.
4. Máy hút mùi được sử dụng không đúng cách khi nấu nướng
Theo bác sĩ Li Nannan, khi nấu ăn, nếu bạn sử dụng phương pháp chiên rán ở nhiệt độ cao và các phương pháp nấu ăn khác trong môi trường bếp kín, giá trị thử nghiệm ô nhiễm không khí PM2.5 trung bình là gần 800ug/m³. Và dữ liệu này đã đạt đến mức độ ô nhiễm có thể đạt được xung quanh cơ thể con người bằng cách châm một điếu thuốc. Hít phải khói dầu như vậy trong thời gian ngắn có thể gây kích ứng mạnh đối với miệng, mũi, mắt và niêm mạc, và việc này tiếp diễn trong thời gian dài là thủ phạm gây ung thư phổi.
Hơn nữa, thời gian hút một điếu thuốc chỉ từ 1 đến 2 phút nhưng có tới hơn 60% phụ nữ tiếp xúc với khói dầu mỡ trong nhà bếp trong thời gian dài, ít nhất 1 giờ mỗi ngày. Vì vậy, có người cho rằng "xào rau 1 giờ bằng hút 40 điếu" là điều đáng quan tâm.
Sử dụng máy hút mùi đúng cách:
- Ưu tiên các phương pháp lành mạnh hơn như hấp, luộc và hầm thay vì chiên, rán, xào dầu và chiên ngập dầu, đồng thời tránh nấu đi nấu lại nhiều lần;
- Khi chọn máy hút mùi, bạn nên xem xét lưu lượng không khí (xác định tốc độ xả khói dầu), áp suất không khí (khả năng chống hút ngược) và tiếng ồn môi trường;
- Máy hút mùi nên "bật sớm tắt muộn", dầu thải trong hộp chứa dầu nên được đổ ra ngoài kịp thời;
- Thường xuyên vệ sinh các đường ống và bộ lọc của máy hút mùi.
Nguồn tham khảo và ảnh: CCTV, Sohu