Mỗi đêm, có nhiều người chỉ cần ngả lưng xuống giường là có thể ngủ ngay được, nhưng khi tỉnh dậy lại thấy mất sức, choáng váng, chóng mặt đau đầu… Nhưng cũng có những người trằn trọc khó ngủ vào ban đêm, nhưng ban ngày thì luôn cảm thấy muốn ngủ mọi lúc, sinh hoạt thất thường.
Trong nhiều năm qua, các chuyên gia về giấc ngủ trên khắp thế giới đều đang tìm kiếm một quy luật giấc ngủ phù hợp nhất đối với con người. Ngoại trừ nghiên cứu về đồng hồ sinh học từng đoạt giải Nobel Y học năm 2017, các nhà khoa học khác nghiên cứu về giấc ngủ cũng có nhiều phát hiện khác nhau.
Ví dụ, theo báo cáo nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ, giấc ngủ kéo dài đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ tốt nhất cho sức khỏe. Còn với những người chỉ ngủ 6 tiếng mỗi ngày liên tiếp trong 2 tuần đồng nghĩa với việc họ đã thức thâu đêm trong 2 ngày. Ngạc nhiên hơn là khi phỏng vấn những người ngủ 6 tiếng mỗi ngày, họ đều nghĩ rằng mình đã ngủ đủ giấc. Nhưng trên thực tế, mặc dù họ không cảm thấy mệt mỏi, các chức năng của cơ thể đang âm thầm bị suy giảm.
Khái niệm giấc ngủ rác được Hội đồng Giấc ngủ Anh nêu ra vào "Ngày ngủ thế giới", một lần nữa làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trong giới học thuật. Theo đó, giấc ngủ rác cũng giống như thực phẩm rác (ý chỉ thời gian ngủ không đủ và chất lượng giấc ngủ kém) còn độc hại hơn cả mất ngủ.
Giấc ngủ "rác" là gì?
- Ngủ gật trong khi xem TV, nghe nhạc hoặc chơi trò chơi điện tử;
- Thời gian đi ngủ và thức dậy không cố định, luôn được thay đổi.
- Đã tỉnh dậy nhưng lại lười biếng nằm trên giường nên thời gian ngủ buộc bị kéo dài.
- Thức khuya sau đó ngủ bù vào ban ngày và hai ngày cuối tuần.
- Lượng công việc quá nhiều, buộc phải thức đêm để làm. Sau khi làm việc với cường độ cao lại ngay lập tức đi ngủ.
Thế nào là một giấc ngủ đủ tiêu chuẩn?
Một giấc ngủ đủ tiêu chuẩn sức khỏe luôn có tiêu chuẩn nhất định về thời gian. Theo Hiệp hội Giấc ngủ Anh khuyến cáo, thời gian ngủ tốt nhất cho trẻ sơ sinh là từ 14-15 giờ; với trẻ từ 1-3 tuổi là từ 12-14 tiếng, 12-18 tuổi là 8-9 tiếng, 18-65 tuổi là 7-9 tiếng và trên 65 tuổi là 7-8 tiếng.
Câu hỏi đặt ra là, có phải ngủ càng nhiều càng tốt có phải không? Và câu trả lời của các chuyên gia là: Không! Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngủ quá nhiều có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, đặc biệt là ở người cao tuổi.
4 tác hại của việc ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Bệnh tiểu đường
Đối với người trưởng thành, thời gian ngủ thường là từ 6-8 tiếng, nếu ngủ quá 9 tiếng thì đó là quá đai. Qua một số nghiên cứu và cuộc khảo sát cho thấy nếu mỗi ngày ngủ quá 8 tiếng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành sẽ cao hơn 3 lần.
Ngủ nhiều khiến trí não trì trệ, kém phát triển
Khi ngủ quá nhiều, con người sẽ trở nên lười biếng. Đồng thời, vì ngủ quá lâu, thời gian nghỉ của não bộ quá dài sẽ làm giảm hoạt tính của các tế bào não, về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến trí lực, dẫn đến suy giảm trí nhớ và sa sút trí tuệ.
Tăng nguy cơ tử vong
Theo các dữ liệu liên quan cho thấy, những người ngủ 7 tiếng mỗi ngày có tỷ lệ tử vong thấp nhất, còn ngủ ít hơn 6 giờ và nhiều hơn 9 tiếng có tỷ lệ tử vong cao hơn. Ngoài ra, kết quả của thống kê này không được phân chia nam nữ. Vì vậy, dù ngủ ít quá hay nhiều quá thì đều có điểm chung là đều có hại cho cơ thể.
Tăng cân
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi cân nặng những người trưởng thành ở Quebec, Canada trong vòng 6 năm và họ phát hiện những người ngủ quá ít và quá dài mỗi đêm sẽ tăng cân nhiều hơn những người ngủ 7 hay 8 tiếng.
Trong thời gian nghiên cứu, những người ngủ từ 9 đến 10 tiếng mỗi đêm có nguy cơ tăng 5kg cao hơn 25% dù đã kiểm soát ăn uống và tăng cường hoạt động thể chất.
Tóm lại, tuỳ theo độ tuổi mà chúng ta nên điều chỉnh lại thời gian ngủ của bản thân. Ngủ quá ít hay quá nhiều đều không có lợi cho cơ thể, tốt nhất các bạn nên luyện tập thói quen ngủ đủ giấc mỗi ngày. Ngay từ bây giờ, hãy luyện cho mình một thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không làm những việc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mình. Chúc các bạn luôn có giấc ngủ ngon mỗi đêm.