Nhiều chị em khi gặp phải hiện tượng nổi mụn ở vùng kín thường cảm thấy rất xấu hổ. Thậm chí, họ còn chẳng dám đến bệnh viện kiểm tra nhưng thực tế đây lại là một triệu chứng rất phổ biến. Nguyên nhân có thể xuất phát từ 1 trong 4 vấn đề sau.
1. Vệ sinh không sạch sẽ
Phần lông ở vùng kín tương đối khỏe, khi dính vào những chiếc quần bó sát sẽ gây bí bách vùng kín. Điều này làm môi trường vùng âm đạo dễ sản sinh nhiều vi khuẩn. Lúc này, nếu vệ sinh vùng kín không tốt sẽ gây kích ứng mồ hôi, tiết bã nhờn lâu ngày, từ đó sản sinh ra nhiều mụn trứng cá.
2. Mắc bệnh viêm âm hộ
Viêm âm hộ cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn cơ địa ở nữ giới. Đây là tình trạng viêm nhiễm do mầm bệnh xâm nhập hoặc do nhiều kích thích khác nhau. Nếu không chữa bệnh triệt để, bệnh sẽ dễ biến chứng thành viêm âm đạo, kéo theo các bệnh ở hệ tiết niệu nghiêm trọng.
3. Mắc một số bệnh phụ khoa khác
Nếu mắc bệnh sùi mào gà, ban đầu bạn sẽ thấy nổi lên những nốt mụn màu đỏ nhạt, sau đó nó sẽ tăng kích thước dần lên. Ngoài căn bệnh này, tình trạng viêm nang lông cũng có thể gây ra mụn ở vùng kín. Nếu lỗ chân lông càng nở to thì khả năng vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nang lông và dẫn đến mụn sẽ càng tồi tệ hơn.
Phải làm gì để điều trị mụn ở vùng kín?
Ngoài benzoyl peroxide, bạn cũng nên sử dụng muối Epsom và một miếng gạc nhúng nước ấm để giúp chữa lành mụn trứng cá nhanh hơn. Chúng giúp làm mềm da của bạn và giảm kích ứng từ mụn trứng cá.
Và cho dù những nốt mụn đó gây khó chịu như thế nào, đừng cố cậy, bóc chúng. Mặc dù bạn rất khó chịu nhưng nếu cố gắng cậy bỏ mụn, bạn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập sâu hơn và khiến tình trạng nhiễm trùng lây lan. Nếu mụn nhọt thực sự làm phiền bạn, hãy tới gặp các bác sĩ da liễu để "trị" mụn.
Họ có thể loại bỏ đỉnh mụn trong môi trường vô trùng, ép mủ chảy ra. Nhưng hãy thực hiện ở các cơ sở uy tín nếu bạn không muốn tình trạng lây nhiễm lan rộng.
Nguồn: Seventeen, Sohu, Healthline