Mộc nhĩ trắng (hay còn gọi là tuyết nhĩ) thực sự có tác dụng bồi bổ sức khỏe và làm đẹp, nhưng nếu ăn không đúng cách không những không có tác dụng làm đẹp mà còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của gan, thậm chí gây ung thư gan.
Cụ thể, trường hợp cô gái 28 tuổi (ở Trung Quốc) mắc ung thư gan là một ví dụ thương tâm.
Ảnh minh họa
Được biết, sau gần 3 tháng ăn canh táo đỏ tuyết nhĩ với mục đích bổ sung collagen, trẻ hóa da mặt, cô gái thường xuyên bị sốt, tiêu chảy, uống thuốc không có tác dụng nên cô đã đến viện khám. Sau khi làm hết các kết quả xét nghiệm, bác sĩ đã phát hiện khu vực gan của bệnh nhân có điều bất thường, chỉ số alpha-fetoprotein cao tới 480ug/L nên đã kết luận cô bị ung thư gan.
Sau khi tìm hiểu bệnh sử, các bác sĩ nhận định nhiều khả năng chính loại "canh táo đỏ tuyết nhĩ" cô thường uống đã bị chế biến sai cách là nguyên nhân gây bệnh. Thông thường mộc nhĩ trắng chỉ nên ngâm 30 phút trước khi chế biến, nhưng vì tiết kiệm thời gian, cô đã ngâm nhiều một lúc để dùng dần trong vài ngày.
Các bác sĩ chỉ rõ, mộc nhĩ trắng thực sự có tác dụng bồi bổ sức khỏe và làm đẹp, nhưng nếu ăn không đúng cách không những không có tác dụng làm đẹp mà còn có thể gây nguy hiểm. Nếu mộc nhĩ trắng ngâm quá lâu có thể sinh ra độc tố aflatoxin, sau khi ăn phải độc tố này dễ dẫn đến xơ hóa, cứng mô gan, thậm chí gây thoái hóa tế bào gan, trường hợp nặng gan có thể bị ung thư.
Sử dụng dụng mộc nhĩ trắng đúng cách, an toàn cho sức khỏe
Ảnh minh họa
- Không nên ăn ngân nhĩ quá nhiều trong một lần, tránh tình trạng không tiêu hóa hết. Tốt nhất, mỗi người chỉ nên dùng 8-16g/ngày.
- Nên ngâm nấm trong nước muối loãng để loại bỏ độc tố. Khi ăn, nếu có dấu hiệu tiêu chảy thì nên dừng ngay.
- Tuyệt đối không ăn khi chưa chín kỹ, ít nhất phải đợi nấm sôi trong nước từ 5-10 phút mới nên ăn
- Không ăn khi nấm chuyển sang màu vàng vì chứng tỏ đã bị nhiễm khuẩn. Nếu ăn loại nấm nhiễm khuẩn này dễ bị ngộ độc, hoa mắt, chóng mặt, đau dạ dày và tiêu chảy.
Lưu ý: Khi sử dụng, nên ngâm mộc nhĩ trắng trong nước ấm (khoảng 50 độc C). Nếu ngâm nước quá lạnh thì ngân nhĩ lâu nở và không nở hết. Còn khi ngâm nước quá nóng thì ngân nhĩ bị nát, dễ mất đi một số chất dinh dưỡng.