Chuyện sữa mẹ ít do cơ địa, sữa loãng là xấu, mẹ bỉm nhầm to!

Rất nhiều bà mẹ bỉm sữa có không ít ngộ nhận sai lầm về sữa mẹ, trong đó tiêu biểu là vấn đề sữa mẹ ít do cơ địa và sữa mẹ loãng là sữa xấu. Vậy thực hư của vấn đề này là gì?

Thấy con chậm tăng cân, mẹ lại so sánh sữa của bản thân với người khác, rồi nhìn nhận sai lầm về sữa mẹ đối với nhu cầu tối thiểu để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của bé.

Ít sữa có phải do cơ địa không?

Có thể khẳng định rằng lượng sữa của mẹ không phụ thuộc vào cơ địa. Khoa học đã chứng minh, sữa mẹ tiết ra ít hay nhiều phụ thuộc vào hai loại hormone chính là prolactin và oxytocin.

Đồng thời, cơ chế tiết sữa mẹ ít sẽ bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như không cho trẻ bú thường xuyên, bú không đủ cữ, trẻ uống sữa ngoài quá sớm, trẻ ngậm vú mẹ chưa đúng cách, người mẹ có dinh dưỡng kém…

Tin sái cổ chuyện sữa mẹ ít do cơ địa, sữa loãng là sữa xấu, mẹ bỉm nhầm to! - Ảnh 1.

Sữa mẹ ít hoàn toàn không phải do cơ địa mà ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

Trong đó, việc sữa được rút ra nhiều hay ít mỗi ngày (hay còn gọi là phản xạ xuống sữa) sẽ quyết định lớn tới việc sữa mẹ nhiều hay ít. Quá trình mẹ cho con bú, hay vắt sữa là một sự tác động lên cảm xúc để kích thích não bộ tiết ra hormone prolactin và hormone oxytocin, thúc đẩy quá trình sản xuất sữa và đẩy sữa từ nang sữa ra ống dẫn.

Nhưng quá trình này, không chỉ tác động đến các loại hormone mà còn tạo ra những lực ép cơ học, để ép sữa từ các ống dẫn sữa ra ngoài.

Do đó, để sữa mẹ về nhiều ngay sau khi sinh, các bà mẹ cần được da kề da với con càng sớm càng tốt, cho con bú trực tiếp, bú đúng cách và bú nhiều, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giấc, bổ sung dinh dưỡng hợp lý.

Tin sái cổ chuyện sữa mẹ ít do cơ địa, sữa loãng là sữa xấu, mẹ bỉm nhầm to! - Ảnh 2.

Cho trẻ được da kề da và bú mẹ ngay sau khi sinh là cách gọi sữa về nhiều

Sữa mẹ loãng là sữa xấu?

Nhiều mẹ bỉm vô cùng lo lắng khi thấy sữa bị loãng vì không biết liệu sữa loãng có đảm bảo cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho bé không?

Trên thực tế, việc sữa mẹ bị loãng không hề ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ, vì cơ bản hầu hết tất cả sữa của mọi bà mẹ đều có các thành phần dinh dưỡng như nhau. Chỉ tồn tại vấn đề mẹ sữa nhiều hay sữa ít thôi chứ không có việc sữa mẹ không đủ chất.

Về cơ bản, sữa mẹ gồm hai dạng: sữa đầu và sữa cuối:

Sữa đầu của mẹ là phần sữa được tiết ra trong khoảng 10 phút đầu vào giai đoạn cho con bú. Khác với sữa non có màu vàng, sữa đầu thường trong và loãng như nước vo gạo nhưng vẫn đảm bảo các thành phần gồm nước, glucid, protein, vitamin, các loại kháng thể.

Tin sái cổ chuyện sữa mẹ ít do cơ địa, sữa loãng là sữa xấu, mẹ bỉm nhầm to! - Ảnh 3.

Sữa mẹ sẽ có màu sắc, độ đặc loãng khác nhau ở mỗi giai đoạn

Sữa cuối là sữa được tiết ra vào giai đoạn giữa và giai đoạn cuối khi cho trẻ bú, có màu sắc đậm hơn, vàng hơn, đặc hơn và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Thành phần của sữa cuối chủ yếu có chất béo, lipid, chất đạm. Đây chính là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng giúp bé phát triển khỏe mạnh.

Để cải thiện chất lượng sữa mẹ, bí quyết duy nhất là bổ sung đủ các nhóm thực phẩm thiết yếu như rau xanh, trái cây, DHA, canxi, nước và thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cho trẻ bú đúng cách và thường xuyên.

https://ahadep.com/tin-sai-co-chuyen-sua-me-it-do-co-dia-sua-loang-la-sua-xau-me-bim-nham-to-20220620215000962.chn