Theo trang People's Video của Trung Quốc, một nữ sinh viên đại học 21 tuổi ở Thâm Quyến, tên Xiaoya bị cận thị rất cao. Cô ấy thích tắt đèn trong phòng và nghịch điện thoại vào ban đêm.
Gần đây, khi đang nhìn vật gì đó, cô phát hiện có "vật cản tầm nhìn" và nhận thấy đồng tử mắt phải của mình gần như trắng hoàn toàn, lo lắng ngoại hình sẽ bị ảnh hưởng nên cô đã đến bệnh viện khám và kiểm tra mắt.
Đồng tử trong mắt phải của Xiaoya gần như chuyển sang màu trắng
Bản thân Xiaoya bị cận thị nặng. Hình ảnh trên cho thấy trục viễn thị và cận thường
Xiaoya bị đục thủy tinh thể do bong võng mạc
Bác sĩ cho biết, khi nữ sinh viên đại học đến bệnh viện khám, mắt phải của cô đã bị trắng đục nhưng cô hoàn toàn không nhận ra mình bị bệnh.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện Xiaoya bị bong võng mạc và đục thủy tinh thể. Bác sĩ cho biết bản thân Xiaoya bị cận thị cao và việc sử dụng điện thoại di động trong bóng tối suốt một thời gian dài đã khiến võng mạc ở mắt phải của cô bị bong ra trên diện rộng, từ đó gây ra bệnh đục thủy tinh thể, phải điều trị bằng phẫu thuật.
Qua câu chuyện này, bác sĩ nhắc nhở, trong bóng tối độ sáng của màn hình điện thoại rất cao, cực kỳ khó chịu cho mắt, điều này có thể khiến mắt dễ bị khô, nghiêm trọng hơn nó khiến tình trạng cận thị của người trẻ ngày càng nặng hơn.
Bác sĩ cho rằng thói quen nghịch điện thoại trong bóng tối là nguyên nhân chính khiến người trẻ bị đục thủy tinh thể
Vì mắt của những bệnh nhân cận thị rất mỏng manh, nên việc sử dụng điện thoại di động trong bóng tối lâu dài dễ làm tăng nhãn áp, từ đó dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau.
Vì vậy, nên kiểm tra mắt thường xuyên từ 6 tháng đến 1 năm 1 lần để phát hiện và xử lý các biến chứng càng sớm càng tốt. Đồng thời, cần chú ý tránh vận động gắng sức và hình thành thói quen bảo vệ mắt tốt.
Nguồn và ảnh: TOPick, ETToday