Ngày 11/10, bầu trời ở Hợp Phì (Trung Quốc) xám xịt với mưa nhẹ. Chỉ vài ngày sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (của Trung Quốc), anh Trần (ngoài 30 tuổi), một cư dân mạng ở Tieba, người vừa hoàn thành ca phẫu thuật đường rò ung thư trực tràng, đã được xuất viện tại Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện tỉnh An Huy.
Trong một cuộc phỏng vấn, anh Trần cho biết: "Tôi cũng là bác sĩ trong khoa cấp cứu, tôi đã cứu vô số mạng sống trong những năm qua, nhưng lần này tôi không thể điều trị cho chính bản thân mình".
Ảnh minh họa
Cách đây 6 tháng, anh Trần đột ngột ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu nhưng anh chỉ cho rằng đó là chứng hạ đường huyết do không ăn sáng. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, người ta phát hiện anh bị ung thư trực tràng giai đoạn 3.
Vì khối u nằm rất gần hậu môn nên chỉ cắt bỏ khối u không thể giải quyết được vấn đề mà phải cắt bỏ cả hậu môn, sau đó mở một lỗ thông trong dạ dày, dẫn ruột ra ngoài (ở vị trí bụng dưới) và nối với một túi ni lông - đây chính là cách đại tiện duy nhất cho phần đời sau này của anh.
Sau khi lâm bệnh, số phận của anh Trần đã hoàn toàn thay đổi, anh không thể đi làm bình thường được nữa nên chỉ có thể nghỉ việc ở khoa cấp cứu, áp lực kinh tế và tinh thần lớn đã gần như hủy hoại cuộc sống của anh.
Chú thích: Cancer (khối u/ung thư), Splenic flexure (góc lách)
Nhắc lại nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư trực tràng của mình, anh Trần cho rằng nguyên nhân là do ăn uống thất thường, thường xuyên đi lại, thiếu ngủ và do yếu tố di truyền (ông nội anh qua đời vì ung thư dạ dày).
Sau khi biết mình bị ung thư, anh Trần đã đăng tải một bài viết trên diễn đàn Post Bar, chia sẻ kinh nghiệm chống ung thư hàng ngày, phổ biến kiến thức về ung thư trực tràng cho cư dân mạng, đồng thời giới thiệu các thao tác điều dưỡng phẫu thuật cắt bỏ hậu môn. Lúc này, anh mới biết rằng ở Trung Quốc cũng như trên thế giới có không ít người gặp tình trạng tương tự mình.
Theo thống kê, tổng số bệnh nhân tụ máu đường ruột ở Trung Quốc do các khối u đại trực tràng hoặc chấn thương, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn và các lý do khác đã vượt quá 1 triệu người và vẫn đang tiếp tục tăng với tốc độ 100.000 người mỗi năm.
Còn số liệu mới nhất về ung thư toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới công bố, năm 2020, trên toàn thế giới sẽ có 1,93 triệu bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng, chiếm 9,7% số bệnh ung thư mới được chẩn đoán trên toàn thế giới.
5 dấu hiệu nhận biết ung thư trực tràng
- Chán ăn, đầy bụng: Khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng.
- Mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt.
- Cân nặng giảm bất thường: Tình trạng chán ăn, đầy bụng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.
- Táo bón, đi ngoài phân nhỏ, kèm máu: Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần, bạn đã mắc chứng táo bón. Triệu chứng này có thể xuất hiện ở những bệnh lý đường tiêu hóa thông thường khác nhưng nếu nó đi kèm với hiện tượng phân nhỏ, kèm máu thì cũng không nên bỏ qua cảnh báo cho bệnh ung thư đại trực tràng đang xâm lấn cơ thể bạn.
- Co thắt dạ dày: Nếu những cơn co thắt đó đi kèm cảm giác đau thì có thể khối u đã đi chọc vào thành ruột và hình thành nên bệnh ung thư đại trực tràng một cách nghiêm trọng.
3 lưu ý để ngăn ngừa ung thư trực tràng
- Duy trì cân nặng, thân hình cân đối: Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng ở cả nam và nữ. Vì vậy, việc giữ mức cân nặng khỏe mạnh và tránh tăng cân vùng giữa cơ thể có thể giúp giảm nguy cơ bệnh.
- Tăng cường tập luyện: Tăng cường độ và khối lượng vận động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Chế độ ăn uống điều độ, ăn nhiều rau xanh: Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy thịt đỏ hoặc thịt chế biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Trong khi đó, việc bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống, đặc biệt là từ ngũ cốc nguyên hạt, có thể làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, việc hút thuốc lá, uống rượu quá mức có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn và ảnh: QQ, Bệnh viện K, BV ĐKQT Vinmec