Một số người thích nghe nhạc bằng tai nghe để thư giãn và thậm chí ngủ quên khi đang nghe. Cô Vương, là một trong số đó, cô là một nữ thư ký tại Sơn Đông (Trung Quốc), có thói quen nghe nhạc bằng tai nghe khi đi ngủ từ lúc còn học đại học, cô thường xuyên ngủ quên, và việc này đã tiếp tục kéo dài trong khoảng 2 năm. Gần đây, cô phát hiện thính giác của mình giảm sút, gặp khó khăn trong việc nghe, điều này ảnh hưởng lớn đến công việc lẫn cuộc sống hàng ngày của cô.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán cô bị tổn thương thính giác thần kinh bên tai trái, một dạng tổn thương không thể phục hồi do việc sử dụng tai nghe không hợp lý, cô Vương buộc phải sử dụng máy trợ thính.
Ảnh minh họa (Ảnh do AI thực hiện)
Bác sĩ khuyên mọi người, nhất là giới trẻ, nên tuân theo nguyên tắc "3-60" để bảo vệ thính giác của mình khi nghe bằng tai nghe:
- Không tiếp xúc với môi trường có âm lượng vượt quá 60 decibel (dB).
- Dù đeo tai nghe hay ở môi trường ồn, không nên vượt quá 60 phút.
- Khi sử dụng điện thoại hay máy tính, âm lượng không nên vượt quá 60% tối đa.
Theo trang Mayo Clinic của Mỹ, việc tiếp xúc lâu dài với tiếng ồn có thể gây tổn thương cho các tế bào trong ốc tai, từ đó ảnh hưởng đến thính giác. Nguy cơ tổn thương thính giác có thể đến từ nhiều nguyên nhân như tuổi già, di truyền, môi trường làm việc ồn ào, tiếp xúc với tiếng ồn đột ngột như tiếng súng, sử dụng thuốc, hoặc bệnh tật như viêm màng não.
Ảnh minh họa (Ảnh do AI thực hiện)
Ngoài ra, Mayo Clinic khuyến nghị mọi người nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như tránh xa nguồn tiếng ồn, kiểm tra thính giác định kỳ nếu làm việc trong môi trường ồn, hạn chế các sở thích và hoạt động có thể gây hại cho thính giác, như đi xe tuyết, săn bắn, sử dụng dụng cụ điện, nghe nhạc lớn.
Đặc biệt, sử dụng tai nghe chống ồn và giảm âm lượng khi nghe nhạc cũng có ích cho việc bảo vệ đôi tai.
Dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất thính lực
Một khi tình trạng mất thính lực xảy ra, mọi người có thể gặp các triệu chứng như:
- Giọng nói hoặc các âm thanh khác nghe như bị bóp nghẹt, méo mó.
- Không hiểu được người khác đang nói gì ở nơi đông người hoặc ồn ào.
- Khó nghe được các chữ cái không phải nguyên âm.
- Thường yêu cầu người khác nói chậm hơn, rõ ràng hơn và to hơn.
- Bạn cần vặn âm lượng TV hoặc radio thật to.
- Tránh xa các cuộc giao tiếp xã hội.
- Cảm thấy khó chịu vì tiếng ồn xung quanh.
- Xảy ra chứng ù tai.
Theo Mayo Clinic
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Mayo Clinic