Cô gái 25 tuổi tiểu buốt, phát sốt chỉ vì 3 thói quen mà nhiều người đều mắc phải

Một người phụ nữ (25 tuổi) họ Trần ở miền Trung Đài Loan cảm thấy đau khi đi tiểu cách đây một tuần, sau đó thì phát sốt, đau lưng bên phải và ớn lạnh vào chiều tối. Khi không thể chịu đựng được nữa, cô Trần mới vào bệnh viện khám ngay trong đêm và lập tức được đưa vào phòng cấp cứu.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện thận của cô Trần bị viêm và nhiễm trùng đường tiết niệu. Qua hỏi thăm về các thói quen thường ngày của cô Trần, hóa ra do công việc thường ngày bận rộn, cô thường hay quên và không uống đủ nước. Đặc biệt do công việc văn phòng, cô Trần thường ngồi lâu và tập trung giải quyết công việc, có khi là họp hành, có khi lại do đang dở việc, có lúc lại do đang có việc gấp cần giải quyết nên cô thường nhịn đi tiểu. Những thói quen trên sẽ gây ra các triệu chứng này, thậm chí có thể gây nhiễm trùng huyết trong trường hợp nặng.

Nhịn tiểu, uống không đủ nước là nguyên nhân chính gây nhiễm trùng đường tiết niệu

Bác sĩ Dương Nhã Phi từ Khoa Thận của Bệnh viện Trường An Đài Trung (Đài Loan), người điều trị cho cô Trần, nói rằng thận của cô Trần bị viêm vì nhiễm trùng đường tiết niệu do nhịn tiểu.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là cơ quan dễ bị nhiễm trùng thứ hai sau nhiễm trùng đường hô hấp. Đường tiết niệu của con người có thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Bàng quang qua niệu quản rồi thải qua niệu đạo, khi đường tiết niệu bị nhiễm vi khuẩn thì gọi là nhiễm trùng tiểu.

Cô gái 25 tuổi tiểu buốt, phát sốt chỉ vì 3 thói quen mà nhiều người đều mắc phải - Ảnh 1.

Bác sĩ Dương Nhã Phi đến từ Khoa Thận Bệnh viện Trường An

Các dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường bắt đầu với viêm niệu đạo hoặc viêm bàng quang, được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu dưới. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu đục, đau bụng dưới và tiểu máu. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó sẽ phát triển thành nhiễm trùng thận.

Nếu đường tiết niệu trên bị nhiễm trùng sẽ có biểu hiện sốt, ớn lạnh, đau thắt lưng, buồn nôn và nôn, không điều trị kịp thời có thể bị nhiễm trùng huyết, thậm chí là ảnh hưởng nguy hiểm tới thận. Trong trường hợp của cô Trần, may mắn là cô đã đi khám và chữa trị kịp thời, chỉ cần điều trị bằng kháng sinh thì không có vấn đề gì nghiêm trọng.

Bác sĩ Dương Nhã Phi chỉ ra rằng phụ nữ, đặc biệt là những người có thói quen vệ sinh kém, người sử dụng ống thông tiểu, bệnh nhân mãn tính như đái tháo đường, bệnh nhân đường tiết niệu như sỏi đường tiết niệu hoặc phì đại tuyến tiền liệt, người có khả năng miễn dịch thấp, từng phẫu thuật đường tiết niệu, hay có cấu trúc đường tiết niệu bẩm sinh bất thường là những đối tượng rất dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Phương pháp điều trị chủ yếu là dùng kháng sinh, thời gian từ 3 đến 14 ngày, nếu bệnh nhân không có chống chỉ định với nước thì có thể uống nhiều nước để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để hết liệu trình tránh tái phát không dứt điểm và tình trạng kháng thuốc sau này.

Tỷ lệ tái phát cao nếu không nghiêm túc điều trị và phòng tránh

Bác sĩ Dương Nhã Phi nhắc nhở thêm nếu bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu không thay đổi được các yếu tố nguy cơ thì tỷ lệ tái phát là khá cao.

Uống nhiều nước hơn, không nhịn tiểu, chú ý vệ sinh cá nhân, tránh mặc quần bó là cách phòng tránh tái phát.

Nhắc nhở thêm rằng không được lơ là và điều trị viêm niệu đạo, điều trị càng sớm càng tốt khi có triệu chứng, không đợi đến khi thận bị viêm rồi mới đi khám để tránh ảnh hưởng đến chức năng của thận.

Cô gái 25 tuổi tiểu buốt, phát sốt chỉ vì 3 thói quen mà nhiều người đều mắc phải - Ảnh 2.

Nguồn: Yahoo news taiwan

https://ahadep.com/co-gai-25-tuoi-tieu-buot-phat-sot-chi-vi-3-thoi-quen-ma-nhieu-nguoi-deu-mac-phai-20220502232122029.chn