Xiao Qiu, 27 tuổi, tốt nghiệp đại học năm 2013 sau khi theo học ngành giáo dục được 4 năm. Do làm việc ở một trường trọng điểm nên việc thức khuya và làm thêm giờ đã trở thành chuyện thường ngày đối với cô.
Ngoài ra, Xiao Qiu vừa mới ra trường, ít kinh nghiệm, nên thường xuyên lo lắng về điểm số của học sinh, kết quả là hai năm đầu đi làm, cô hầu như không ngủ trước 12 giờ đêm, đầu óc luôn mơ hồ, tình trạng ngày càng nặng. Vài tháng trở lại đây, cô thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, kèm theo đau bụng, lúc đầu cô nghĩ đây là tín hiệu cho thấy cơ thể thực sự cần nghỉ ngơi. Do đó, cô không quan tâm lắm và cũng không đến bệnh viện để kiểm tra.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, chỉ thời gian ngắn sau đó, tình hình sức khỏe của Xiao Qiu đột ngột xấu đi, cô bắt đầu cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đau tức vùng bụng trên, phờ phạc và khó chịu. Chỉ khi các đồng nghiệp phát hiện ra và khuyên răn thì cô mới đi khám.
Sau một loạt các cuộc kiểm tra CT, bác sĩ cho rằng Xiao Qiu đã bước vào giai đoạn cuối của ung thư gan, các tế bào ung thư đã di căn đến phổi, việc chữa trị gần như là vô ích. Trước khi qua đời, Xiao Qiu cũng đã cố gắng hết sức để kết thúc buổi học cuối cùng của năm học. Cô ra đi vào tháng 9/2020, khi mới 27 tuổi!
Sau khi sự việc xảy ra, bác sĩ tiết lộ rằng Xiao Qiu không có thói quen xấu và không có triệu chứng của bệnh viêm gan B. Có thể có 2 lý do khiến cô bị ung thư gan: thứ nhất là do thức khuya; thứ hai là do trầm cảm kéo dài. Hai điều này đủ để làm tổn thương gan.
3 thói quen khiến người trẻ trở thành mục tiêu của ung thư gan
1. Thức khuya thường xuyên
Việc thường xuyên thức đêm không chỉ khiến cơ thể thiếu ngủ, sức đề kháng giảm mà còn ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi của gan vào ban đêm. Việc sửa chữa gan cần được thực hiện trong giấc ngủ sâu. Thức khuya khiến gan không thể hoàn thành việc đào thải chất độc dẫn đến không thể tạo ra máu tươi, về lâu dài các tế bào gan bị tổn thương khó sửa chữa, nặng hơn sẽ gây hại cho cơ thể.
2. Chán nản hoặc căng thẳng
Gan có chức năng "nạo vét" chất độc để loại bỏ đi. Việc suy nhược lâu ngày hoặc áp lực tâm lý quá mức sẽ khiến gan bị tổn thương, khí huyết kém. Vì vậy, chúng ta cần chú ý giữ tinh thần thoải mái, lạc quan trong cuộc sống hàng ngày, từ đó giúp giảm bớt áp lực cho gan.
3. Thường xuyên dùng đồ uống có cồn
Bất kể là loại rượu hay đồ uống có cồn nào, chỉ cần có chất cồn, nó sẽ gây hại cho gan ở các mức độ khác nhau.
Đó là do sau khi rượu bia vào dạ dày, chỉ có 10% được tiêu hóa ở dạ dày, 90% còn lại được chuyển hóa qua gan. Ethanol, thành phần chính của rượu, có thể trực tiếp kích thích và làm tổn thương tế bào gan. Do đó, việc lạm dụng rượu bia trong thời gian dài dễ gây viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Nguồn và ảnh: Sohu, The Healthy