Cô Liễu, 28 tuổi, là giáo viên một lớp khiêu vũ trước khi qua đời, cô tập thể dục hàng ngày nên không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ bị ung thư gan.
Cách đây nửa năm, khi dạy khiêu vũ trong lớp, cô phát hiện cơ thể mình luôn bốc mùi hôi nồng nặc không rõ nguyên nhân, cứ nghĩ về nhà tắm rửa là sẽ giải quyết được vấn đề. Cô tự nhủ rằng mùi lạ đó không phải vấn đề lớn, chắc là do mình dạy khiêu vũ quá lâu, đổ mồ hôi nhiều nên mới có mùi như vậy.
Vì các tiết học gần sát nhau và cô cũng có rất nhiều học sinh, cô Liễu cứ lần lữa chuyện đi khám bệnh. Nhưng chưa kịp đi khám thì vì cơ thể cô ấy có mùi ngày càng nghiêm trọng, phụ huynh học sinh bắt đầu phàn nàn với cô ấy rằng mùi cơ thể của cô quá nồng, ảnh hưởng đến việc nhảy múa của trẻ.
Vô cùng xấu hổ, cô Liễu xin nghỉ một ngày và đến bệnh viện khám, sau khi kiểm tra bác sĩ phát hiện vùng gan của cô có biểu hiện bất thường với hàm lượng alpha-fetoprotein (AFP) là 470ug/L. Cuối cùng, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, nhìn thấy kết quả xét nghiệm, cô Liễu như bị tia sét từ trời đánh xuống, ngất xỉu tại chỗ.
Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, thái độ hợp tác với bác sĩ của cô Liễu rất tiêu cực và mong muốn sống của cô vô cùng yếu ớt. Sau 5 tháng điều trị, cô đã không may qua đời.
Bác sĩ nhắc nhở: 3 bộ phận cơ thể "nặng mùi" tức bệnh gan đã tìm đến bạn
1. Hôi miệng
Việc nhận thấy mình bị hôi miệng trước khi đánh răng sau lúc thức dậy vào buổi sáng là điều bình thường.
Tuy nhiên, nếu tình trạng hôi miệng vẫn còn sau khi bạn đã đánh răng, hãy kiểm tra CT gan càng sớm càng tốt. Khi gan bị tổn thương, quá trình chuyển hóa amoniac và nitơ bị cản trở, 2 chất này trong cơ thể không thể đào thải kịp, sau khi tích tụ quá nhiều trong cơ thể sẽ tràn lên khoang miệng và gây ra mùi hoa quả thối hoặc trứng thối cho miệng.
2. Nước tiểu có mùi hôi
Người bình thường, nước tiểu của lần đầu tiên đi tiểu sau khi ngủ dậy sẽ có mùi amoniac thoang thoảng, nguyên nhân chính là do gan phân hủy nhiều chất độc hơn vào ban đêm, sẽ chuyển hóa ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu.
Nhưng nếu sau nửa ngày mà khi đi vệ sinh bạn vẫn cảm thấy nước tiểu có mùi amoniac nồng nặc thì rất có thể gan đã bị tổn thương. Điều này là do gan có nhiệm vụ chuyển hóa amoniac và nitơ, 2 loại khí độc hại. Khi gan bị tổn thương, 2 khí này không thể đào thải kịp thời, sau khi tích tụ trong cơ thể sẽ bị đào thải (tống tháo) một phần ra ngoài theo đường nước tiểu khiến nước tiểu có mùi khai hôi cực nồng.
3. Mùi mồ hôi nồng
Sau khi gan bị tổn thương, tốc độ trao đổi chất và khả năng giải độc của cơ thể bị cản trở, các chất độc, rác thải trong cơ thể không thể đào thải bình thường qua gan. Do đó, chúng sẽ bị tích tụ lại quá nhiều sẽ bị tống tháo ra ngoài qua lỗ chân lông trên da, khiến mồ hôi xuất hiện mùi chua đặc biệt khó ngửi.
Do đó, khi phát hiện 1 trong 3 biểu hiện trên, tốt hơn hết bạn nên đi khám gan càng sớm càng tốt.
Nguồn và ảnh: Sohu, BV ĐKQT Vinmec