Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cần chú ý 4 điều khi ăn để tránh gây bất lợi cho sức khỏe

Cua là thực phẩm quen thuộc của nhiều gia đình, chế biến được thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Để cua trở thành thực phẩm vừa ngon, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe thì cần chú ý 3 điều sau.

Cua là nguồn cung cấp chất đạm cho bữa ăn hàng ngày. Gạch cua được coi là “bảo bối”, rất giàu chất đạm, nhiều loại nguyên tố vi lượng, có tác dụng bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó, gạch cua còn có công dụng kháng bệnh lao.

Theo Đông y, cua có thể làm giãn cơ, bổ khí, điều hoà dạ dày hỗ trợ tiêu hoá, thông kinh lạc. Ngoài ra, ăn cua còn giúp giải nhiệt, đánh tan huyết ứ. Arginine chứa trong protein từ thịt cua có tác dụng tích cực trong việc chữa lành vết thương. Ăn thịt cua một cách điều độ có thể giúp thúc đẩy sự cân bằng năng lượng trong cơ thể.

Để cua “phát huy” hết tác dụng đối với sức khỏe cơ thể, khi ăn, chúng ta cần lưu ý một số điều sau.

1. Không nên ăn sống

Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cần chú ý 4 điều khi ăn để tránh gây bất lợi cho sức khỏe - Ảnh 1.

Đa số mọi người lúc chế biến cua, đều lựa chọn cách luộc, hấp cua để ăn. Tuy nhiên, có một số người lại thích ăn cua sống hay làm gỏi cua sống. Đối với cách ăn sống này, không chỉ không ngon mà còn gây bất lợi cho sức khỏe cơ thể.

Cua sống sẽ mang vi khuẩn, khi ăn vào, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể người, nhẹ thì xuất hiện các triệu chứng về đường ruột. Nặng thì trong thịt cua đồng sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng ở nhiệt độ cao thì sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”. Do đó, cần phải rửa sạch cua trước khi nấu và nấu chín cua trước khi ăn.

2. Không ăn cua chết

Trong và ngoài cua có chứa rất nhiều vi khuẩn. Cua sống thì chúng có thể đào thải chất độc ra khỏi cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất. Một khi cua đã chết, vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển và phân huỷ trong cơ thể cua, độc tố sẽ sinh ra. Người ăn phải sẽ bị ngộ độc thực phẩm.

3. Không ăn khi đang uống trà

Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cần chú ý 4 điều khi ăn để tránh gây bất lợi cho sức khỏe - Ảnh 2.

Không nên uống trà trong vòng 1 giờ sau khi ăn cua. Vì nước trà vào dạ dày sẽ đặc lại cùng với một số thành phần có trong cua. Vì thế sẽ không có lợi cho tiêu hoá sau bữa ăn, gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa…

4. Không ăn cua khi đang bị bệnh

Cua tuy ngon nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Vì cua có tính lạnh, có chứa nhiều đạm và cholesterol nên những người bị tiêu chảy, đau dạ dày, viêm dạ dày, cảm lạnh, huyết áp cao, mỡ máu cao nên hạn chế hoặc không ăn.

Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng hay có những phản ứng khác khi ăn cua thì cũng cần chú ý hơn khi ăn cua.

Nguồn và ảnh: QQ, Sohu, Eat This, Healthline