Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm vắc-xin COVID-19, cha mẹ cần làm gì?

Những trẻ có bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính, có tình trạng dị ứng nặng sẽ được hướng dẫn để tiêm chủng và theo dõi tại các điểm tiêm chủng tại bệnh viện.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 07:45 02/12/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm nay
TỔNG +14.506 1.247.358 25.413 196
1 TP.HCM +1.675 472.133 17.968 68
2 Hà Nội +467 10.947 65 1
3 Cần Thơ +989 18.805 248 6
4 Sóc Trăng +757 16.083 106 2
5 Bà Rịa - Vũng Tàu +756 16.315 62 0
6 Tây Ninh +729 29.120 281 13
7 Bình Dương +642 282.926 2.743 19
8 Đồng Tháp +610 22.580 328 6
9 Vĩnh Long +585 11.921 104 3
10 Bình Thuận +584 17.569 136 4
11 Bình Phước +515 8.219 17 0
12 Đồng Nai +509 87.702 767 20
13 Cà Mau +507 9.505 47 2
14 Kiên Giang +479 20.601 241 13
15 Bến Tre +419 8.211 88 2
16 Bạc Liêu +402 14.313 128 5
17 Khánh Hòa +365 13.745 114 1
18 Đắk Lắk +342 8.013 34 0
19 Hậu Giang +291 5.544 13 0
20 An Giang +244 23.042 391 17
21 Trà Vinh +240 8.263 37 1
22 Bình Định +234 4.480 22 0
23 Lâm Đồng +222 2.872 7 0
24 Tiền Giang +142 24.655 561 8
25 Thừa Thiên Huế +141 3.462 11 0
26 Hải Phòng +141 680 0 0
27 Bắc Ninh +106 4.868 14 0
28 Thanh Hóa +104 2.544 10 0
29 Đà Nẵng +99 6.121 74 0
30 Đắk Nông +82 2.525 9 0
31 Long An +82 38.250 616 4
32 Thái Nguyên +79 435 0 0
33 Nghệ An +78 4.593 27 0
34 Ninh Thuận +76 3.940 44 0
35 Hà Giang +68 4.342 4 0
36 Hưng Yên +67 821 2 0
37 Phú Thọ +64 1.957 1 1
38 Quảng Nam +56 2.943 5 0
39 Nam Định +52 1.558 1 0
40 Phú Yên +51 3.743 34 0
41 Quảng Ngãi +50 2.826 11 0
42 Gia Lai +47 3.340 8 0
43 Hải Dương +46 925 1 0
44 Hà Tĩnh +31 1.126 5 0
45 Thái Bình +30 1.297 0 0
46 Quảng Bình +29 2.562 6 0
47 Tuyên Quang +29 553 0 0
48 Vĩnh Phúc +26 1.239 3 0
49 Quảng Ninh +23 732 0 0
50 Yên Bái +22 116 0 0
51 Lạng Sơn +21 486 2 0
52 Hòa Bình +18 439 0 0
53 Quảng Trị +17 1.016 2 0
54 Cao Bằng +15 165 0 0
55 Kon Tum +15 412 0 0
56 Bắc Giang +11 6.968 15 0
57 Hà Nam +11 1.479 0 0
58 Điện Biên +8 468 0 0
59 Lào Cai +4 193 0 0
60 Sơn La +2 370 0 0
61 Lai Châu 0 36 0 0
62 Bắc Kạn 0 20 0 0
63 Ninh Bình 0 244 0 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 02/12/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

125.263.860

Số mũi tiêm hôm qua

1.721.764


Bộ Y tế cho biết, công tác tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em có ý nghĩa quan trọng, trước tiên để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trước bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Về chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em, Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em 12 – 17 tuổi theo hình thức chiến dịch, tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiêm vắc-xin COVID-19, cha mẹ cần làm gì? - 1

Tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ. 

Với trẻ trong độ tuổi 12-17 tuổi đang đi học sẽ được lập danh sách theo lớp và triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi học sinh PTTH, lần lượt theo khối lớp từ khối 12 đến khối 11 và khối 10; tiếp đến là học sinh Trung học cơ sở từ lớp 9, 8, 7.

Với những trẻ không đi học sẽ được điều tra và lập danh sách tại cộng đồng để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho các cháu.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, rất cần sự phối hợp của các thầy cô giáo, cha mẹ. Cha mẹ, người giám hộ cần ký phiếu đồng ý tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ, đồng thời chuẩn bị tâm lý, sức khỏe tốt cho trẻ trước khi tiêm chủng và phối hợp theo dõi sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng theo hướng dẫn của cán bộ tiêm chủng.

Yêu cầu hàng đầu trong tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em là đảm bảo an toàn tiêm chủng. Các cán bộ y tế được hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em theo quy định của Bộ Y tế.

Các tiêu chuẩn khám sàng lọc được xây dựng cô đọng, cập nhật các tiêu chuẩn tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em của quốc tế, với yêu cầu đảm bảo an toàn là hàng đầu, trên cơ sở mở rộng chỉ định tiêm chủng tối đa, tạo cơ hội thuận tiện nhất cho mọi trẻ em Việt Nam đều được tiếp cận với vaccine phòng COVID-19.

Điểm nổi bật trong việc khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em là huy động sự song hành của hệ thống bệnh viện và hệ thống dự phòng, đảm bảo mỗi trẻ được tiêm vắc-xin được quản lý, theo dõi trong điều kiện an toàn nhất.

Những trẻ có bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính, có tình trạng dị ứng nặng hoặc phát hiện được tình trạng sức khỏe bất thường khi đến tiêm tại các điểm tiêm ở cộng đồng sẽ được tư vấn, hướng dẫn đến khám sàng lọc để tiêm chủng và theo dõi tại các điểm tiêm chủng tại bệnh viện.

Các khuyến cáo về các phản ứng sau tiêm chủng rất cần được quan tâm trong quá trình tiêm chủng; các tình huống có thể xảy ra sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 ở trẻ em theo các mức độ khác nhau; cách xử trí, theo dõi, điều trị phù hợp nhằm đảm bảo an toàn nhất cho trẻ sau tiêm mà không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc-xin.

Các biến chứng tim mạch ở trẻ em sau tiêm một số loại vắc-xin phòng COVID-19 được phân tích kỹ lưỡng để các cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng trên toàn quốc hiểu rõ, theo dõi, phát hiện được các biến chứng (nếu có), áp dụng các biện pháp xử trí theo từng cấp độ, giúp bảo đảm an toàn cho trẻ sau tiêm. Các bệnh viện trên toàn quốc sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện trong hệ thống cũng như các điểm tiêm chủng ở cộng đồng, góp phần đảm bảo an toàn chung cho cả chiến dịch.

0,3% trường hợp trẻ từ 12-17 tuổi tiêm vắc-xin phòng COVID-19 phản ứng thông thường sau tiêm chủng

Tính đến ngày 28/11/2021, trên toàn quốc đã có 34/63 tỉnh/thành phố triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, với 3.512.874 mũi tiêm đã được thực hiện, trong đó tiêm mũi 1 là 2.828.743 liều (tỷ lệ tiêm mũi 1 ước tính là 31,1%) và mũi 2 là 684.131 liều (tỷ lệ tiêm mũi 2 ước tính là 7,5%).

Một số tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc-xin COVID-19 đạt trên 60% tổng số đối tượng 12-17 tuổi như: Hà Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang.

Theo báo cáo nhanh của các tỉnh, ghi nhận có 10.573 (chiếm 0,3%) trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng, chủ yếu là phản ứng tại chỗ, đau tại chỗ tiêm. Có 3 trường hợp tai biến nặng sau tiêm đã ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, trong đó có 2 trường hợp tử vong.