Mới đây, bác sĩ Vitor Borin de Souza (làm việc tại Bệnh viện Botucatu, bang Sao Paulo, Brazil) đã chia sẻ về một trường hợp bệnh rất đặc biệt. Bệnh nhân nam này đã trải qua 2 tháng ho dai dẳng trước khi đến bệnh viện.
Sau khi được bác sĩ chỉ định chụp X-quang, anh này vô cùng sửng sốt khi thấy khắp người mình có những đốm trắng. Sau đó, bác sĩ giải thích rằng bệnh nhân đã bị nhiễm ấu trùng sán lợn (cysticercosis). Do ăn phải trứng sán dây (có thể do thực phẩm bị nhiễm sán dây).
Thông thường, việc nhiễm ấu trùng sán lợn vô hại vì sán sẽ nhanh chóng chết đi. Tuy nhiên, các u nang - do giun chết để lại - có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.
Nếu u nang bám vào phổi có thể gây ho và đau ngực. U nang trong não hoặc tủy sống có thể dẫn đến tình trạng bệnh ấu trùng sán lợn hệ thần kinh trung ương. Gây động kinh và co giật. Nếu u nang xuất hiện ở mắt sẽ làm rối loạn thị lực và có khả năng gây nhiễm trùng.
Nam bệnh nhân trên đã được chỉ định chụp MRI để xem có u nang nào trong não hay không. Phẫu thuật thường được yêu cầu để loại bỏ các u nang trong những trường hợp này.
Ấu trùng sán lợn (cysticercosis) là bệnh truyền nhiễm ở mô. Thường gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn. Các nguồn gây bệnh thường do cách ăn thực phẩm hoặc uống nước bị ô nhiễm có chứa trứng sán, nhất là trong các loại thịt và rau chưa chín.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trứng sán dây nếu xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương có thể gây động kinh. Tuy nhiên, bệnh sán dây có thể được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Phương pháp điều trị có thể thay đổi do mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
Theo bác sĩ Weiz (bác sĩ làm việc tại Chiết Giang, Trung Quốc), dưới đây là một số thực phẩm dễ chứa giun sán, nhất là sán dây.
Những thực phẩm dễ chứa giun sán, nhất là sán dây
1. Thịt lợn và thịt bò sống
Bác sĩ Weiz cảnh báo đây là 2 loại thịt chứa nhiều ấu trùng sán dây và trứng sán. Ăn thịt sống có thể khiến cho các ký sinh trùng chui vào cơ thể. Sau đó sinh sôi nảy nở bên trong. Lâu dần, chúng sẽ phát triển to lên ở trong ruột và gây ra tình trạng nghiêm trọng. Bác sĩ khuyến cáo cần phải ăn chín uống sôi 2 loại thịt này, nhất là khi dùng thịt bò, thịt lợn để ăn lẩu.
2. Cá sống
Các loại cá nước ngọt tươi sống rất dễ bị nhiễm sán lá gan. Nếu bị nhiễm mà không phát hiện kịp sẽ gây viêm đường mật, xơ gan và thậm chí là ung thư gan.
Bác sĩ Weizi cho rằng mọi người hoàn toàn có thể ăn cá hồi và sushi ở một lượng nhất định, nhưng không nên ăn quá nhiều trong một thời gian ngắn. Hơn nữa nên ăn sushi ở những địa chỉ an toàn, tin cậy.
3. Ếch
Ếch là loài động vật lưỡng cư, lúc sinh sống dưới nước, lúc lại sống trên cạn. Chúng chủ yếu sống ở những môi trường ẩm ướt, là điều kiện tốt để các loài ký sinh trùng sinh sôi nảy nở.
Ngoài ra, quá trình phát triển của ếch cũng rất phức tạp. Cá thể nòng nọc sinh sôi trong môi trường nước chứa ấu trùng sán. Sau đó, nòng nọc tiến hóa thành loài giáp xác có sán ký sinh. Và cuối cùng là phát triển thành ếch, lúc này các cá thể sán vẫn tiếp tục kí sinh trong vùng đùi, ruột và thịt ếch. Những ấu trùng này có màu trắng, thường lẫn vào màu thịt ếch nên khó phát hiện. Những con sán này có thể xâm nhập vào ruột, thận, não, ngực, phổi... đe dọa tính mạng của người bệnh.
Do đó nếu muốn ăn thịt ếch, mọi người cần đảm bảo ăn chín uống sôi, chỉ ăn khi thịt ếch đã chín kỹ. Tuyệt đối không ăn thịt ếch sống.
Lưu ý quan trọng để phòng ngừa nhiễm giun sán
- Ăn chín uống sôi, không ăn đồ nấu chưa chín, ôi thiu. Cần rửa thực phẩm dưới vòi nước sạch.
- Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).
- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện...
- Tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác.
- Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn.