Vợ của Austin - Brianna đã chia sẻ câu chuyện buồn xảy ra với gia đình của mình. Brianna kể, vì công việc thường xuyên phải tăng ca và di chuyển công tác quá nhiều nên chồng cô bắt đầu có thói quen uống các loại nước tăng lực. Lâu dần, điều này đã khiến anh ấy suýt mất mạng vì xuất huyết não.
Brianna nhớ lại rằng sáng hôm đó, mẹ chồng cô đã gọi đến và nói: “Austin xảy ra chuyện rồi.” Cô chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra và chỉ biết chồng mình đang nằm trong viện.
Sau đó, cô biết được Austin đã bị xuất huyết não và rơi vào tình trạng hôn mê. Khi tiến hành các bước kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân căn bản là do Austin đã uống quá nhiều nước tăng lực trong thời gian dài.
Sau khi trải qua nhiều lần phẫu thuật, đối mặt với nhiều trường hợp nguy hiểm như đột quỵ, những cơn động kinh phát tác, phù não... các y bác sĩ đã buộc phải cắt đi phần hộp sọ phía trước của Austin.
Đồng thời lúc này, Brianna cũng đã mang thai chín tháng, đứa bé đầu tiên của họ sắp chào đời.
"Austin vốn vẫn là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi” Brianna chia sẻ “Ở bên tôi, nắm tay tôi, tự tay mình cắt dây rốn, vui mừng chào đón con trai đầu lòng chào đời. Nhưng tất cả chỉ còn là tiếc nuối… mặc dù vậy, vào thời khắc tôi sinh con, một kỳ tích đã xuất hiện, Austin tỉnh lại."
Dù đã tỉnh lại sau hôn mê, hành trình phục hồi của Austin vẫn rất dài
Cho dù đối mặt với muôn vàn khó khăn, đôi vợ chồng trẻ vẫn kiên trì không bỏ cuộc: “Chúng tôi đã nỗ lực giúp anh ấy phục hồi, khiến cuộc sống của anh ấy trở nên tốt đẹp. Rồi sẽ có một ngày chúng tôi hoàn thành mục tiêu. Trước khi điều ấy xảy ra, tôi sẽ vĩnh viễn không buông tay anh ấy."
Tác động của nước tăng lực đến cơ thể
Dù nước tăng lực thường giúp người dùng nhanh chóng có cảm giác khoẻ khoắn và tràn đầy năng lượng trong công việc, học tập nhưng khi sử dụng quá nhiều sẽ mang đến vô vàn nguy cơ gây bệnh nguy hiểm.
1. Caffeine quá nhiều
Nạp vào cơ thể một lượng lớn lượng caffeine trong thời gian ngắn ngoài việc dễ tạo ra cảm giác phấn khích quá mức cũng dẫn đến lợi tiểu, mất ngủ, co giật và tăng huyết áp. Nghiêm trọng hơn có thể gây ra loạn nhịp tim, sốc, tử vong.
Các chuyên gia khuyến nghị, lượng caffeine mỗi ngày với người trưởng thành không vượt quá 300mg, thanh thiếu niên nên sử dụng ít hơn và trẻ em không nên sử dụng. Trong nước tăng lực, thường 350ml đồ uống có khoảng 120 mg caffeine, nghĩa là một nửa mức khuyến cáo. Nếu không để ý sử dụng những chai lớn hoặc uống thêm trà, cà phê,... sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng vượt quá tiêu chuẩn.
2. Thêm đường dư thừa
Nước tăng lực thường có chứa rất nhiều đường. Theo WHO kiến nghị, đối với trẻ vị thành niên, lượng đường khuyến cáo được sử dụng là khoảng 25gram mỗi ngày. Nhưng trong 350ml nước tăng lực thường có khoảng 40gram đường - gấp đôi mức tiêu chuẩn.
Lượng đường trong máu tăng cao dễ gây ra béo phì, tiểu đường, tim mạch, tổn thương mạch máu não.
3. Lượng Natri quá lớn
Natri cũng thường xuất hiện trong các loại nước tăng lực dễ gây ra các bệnh như cao huyết áp, ảnh hưởng đến sức khoẻ mạch máu. Cùng với những tác hại của caffeine nói trên dễ khiến cơ thể càng tăng thêm gánh nặng.
4. Tuỳ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Mặc dù mỗi thành phần luôn có giới hạn sử dụng an toàn cho sức khoẻ nhưng khả năng chịu đựng, lượng dung nạp caffeine của mỗi người là khác nhau.
Đối với những người thường sử dụng đồ uống tăng lực với mục đích thức khuya làm việc, áp lực công việc lớn, căng thẳng mệt mỏi… sẽ khiến cơ thể càng dễ tổn thương, gây nguy hại cho sức khỏe.
Lưu ý khi sử dụng nước tăng lực để đảm bảo sức khoẻ
Không nên uống quá nhiều, nếu thực sự không cần thiết thì không uống là tốt nhất. Nếu đã quen dùng, đừng nên uống quá 1 lon (chai) mỗi ngày.
Sau khi uống nước tăng lực, tránh uống thêm các loại đồ uống như cà phê, trà,... vì đây cũng là những loại đồ uống chứa nhiều caffeine. Nếu đang trong quá trình sử dụng thuốc cũng nên tránh uống nước tăng lực bởi chúng chứa những thành phần gây bất lợi cho quá trình chuyển hoá, dễ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.
Nên uống thêm nhiều nước lọc nhằm chuyển hoá các thành phần có trong nước tăng lực, duy trì sự ổn định của sức khoẻ.
Nguồn và ảnh: 163.com, Chinatimes, Pinteres