Trong cà rốt có chứa nhiều beta-carotene, đây là hợp chất hoạt tạo nên màu đỏ của cà rốt, đây cũng là tiền chất để tạo thành vitamin A. Các nghiên cứu trên người và chuột đã cho thấy, việc chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A sẽ làm giảm lượng cholesterol “xấu” trong máu, theo The Health Site.ư
Ăn cà rốt mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ảnh: NGUYÊN VÕ
Vì vậy, beta-carotene có thể giúp chống lại sự phát triển xơ vữa động mạch, dẫn đến sự tích tụ chất béo và cholesterol trong động mạch của chúng ta. Bệnh tim mạch xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây tử vong trên toàn thế giới.
Một nhóm nghiên cứu đã tiến hành hai nghiên cứu để hiểu thêm về tác động của beta-carotene đối với sức khỏe tim mạch, nhóm nghiên cứu đã đã xác nhận tầm quan trọng của beta-carotene.
Cụ thể, beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A, trong quá trình chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, cơ thể sẽ sinh ra một loại enzyme hoạt động, enzym đó chính là beta-carotene oxygenase 1 (BCO1), enzyme này có khả năng làm giảm mức cholesterol “xấu” , theo The Health Site.
Theo đó, nghiên cứu đầu tiên được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng (Mỹ), đã phân tích mẫu máu và ADN của 767 thanh niên khỏe mạnh từ 18 đến 25 tuổi. Kết quả cho thấy, những người có enzyme BCO1 hoạt động mạnh hơn, có lượng cholesterol trong máu thấp hơn.
Nghiên cứu thứ hai được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu về Mỡ máu, nghiên cứu này được tiến hành trên chuột. Kết quả cho thấy, những con chuột được cung cấp beta-carotene sẽ có mức cholesterol thấp hơn và ít bị tổn thương động mạch hoặc ít bị xơ vữa động mạch hơn những con chuột không được cung cấp beta-carotene, theo The Health Site.
“Những con chuột được cho ăn beta-carotene được bảo vệ chống lại chứng xơ vữa động mạch tốt hơn những con chuột không được cho ăn beta-carotene, phó giáo sư Amengual nói.
Các nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ khoảng 25 gam (khoảng nửa củ) cà rốt ăn mỗi ngày, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành sẽ giảm 32%, theo The Health Site.