Dinh dưỡng rất quan trọng để phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường: 2 nguyên tắc cần lưu ý để kiếm soát đường huyết, tránh tình huống nguy hiểm tính mạng

Người bị tiểu đường cần lưu ý những điều gì để phòng tránh các biến chứng của bệnh

Để phòng tránh các biến chứng của bệnh tiểu đường, chắc hẳn chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều những thông tin liên quan đến người mắc phải căn bệnh này. Cũng có rất nhiều người khi biết về đái tháo đường và chứng kiến những người bệnh bị biến chứng đái tháo đường thì tỏ ra rất lo ngại.

Đái tháo đường là một bệnh tiến triển nên chúng ta phải cố gắng sống hòa bình với nó. Kiểm soát cho đường huyết càng bình thường càng tốt, chúng tôi đã đọc rất nhiều những nghiên cứu trên thế giới và có một nghiên cứu thực tế được làm trên vài chục nghìn người cho thấy:

Theo PGS. TS Hồ Thị Kim Thanh - Giám đốc Trung tâm Y học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội: "Nếu như chúng ta giữ được những chỉ số đường huyết, huyết áp ở ngưỡng tốt, ứng dụng tốt huyết áp; chỉ số lipit máu, lối sống, dinh dưỡng, hoạt động thể lực ổn định thì người mắc bệnh đái tháo đường có thể có một cuộc sống hoàn toàn như người bình thường, ít xuất hiện biến chứng".

Bác sĩ Thanh đã có những phân tích cụ thể về các biến chứng của bệnh tiểu đường.

3 biến chứng cấp tính nổi bật nhất của bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết: Hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính hay gặp ở bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường, đặc biệt ở nhóm đang sử dụng thuốc viên hạ đường huyết sulfonylurea hoặc tiêm insulin.

Hạ đường huyết dễ xảy ra ở nhóm bệnh nhân cao tuổi hoặc có rối loạn chức năng gan, thận. Biến chứng này còn có thể là hậu quả của việc hoạt động thể lực quá mức mà không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc sử dụng các chất kích thích.

Tăng đường huyết quá mức: Tăng đường huyết quá mức thì sẽ dẫn đến hôn mê và nhiễm toan ceton. Đây là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa, vì tăng nồng độ axit, đây là sản phẩm của những chuyển hóa dở dang do thiếu insulin gây ra. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đây là cấp cứu nội khoa cần điều trị tích cực. Hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 bỏ điều trị hoặc bị bệnh đái tháo đường type 1 chưa phát hiện điều trị kịp thời.

Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: Đây là một trong những biến chứng rất là nặng nề của người bệnh đái tháo đường, phải nhập viện ngay và thường phải ở những cơ sở cấp cứu để điều trị.

Dinh dưỡng rất quan trọng để phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường: 2 nguyên tắc cần lưu ý để kiếm soát đường huyết, tránh tình huống nguy hiểm tính mạng  - Ảnh 1.

Biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường

Biến chứng mãn tính là các trường hợp dẫn đến biến chứng tim mạch, đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong. Biến chứng về thận hay về mắt, về thần kinh… và nhiều các biến chứng khác.

Theo bác sĩ Thanh, dự phòng các biến chứng đó ở thì chúng ta phải tập trung kiểm soát đường huyết thật là tốt gồm đường huyết đói, đường huyết sau ăn, không có cơn hạ đường huyết, chế độ dinh dưỡng phải hợp lý.

2 nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý cho người đái tháo đường

Với người bệnh đái tháo đường ta cần tính ra một khẩu phần tổng năng lượng một ngày dựa trên cân nặng và tính chất công việc mỗi người. Bác sĩ Thanh ví dụ: Tổng năng lượng mỗi ngày được tiêu thụ 1600 kcal, bạn cần chia bữa ăn trong ngày sao cho hợp lý. Với người bệnh đái tháo đường thì nên chia đều các bữa ăn trong ngày tùy theo phác đồ điều trị của mỗi người, thông thường gồm có ba bữa chính và hai bữa phụ ở giữa chừng để đường huyết không tăng quá mức và cũng không giảm quá mức.

Ví dụ 1600kg calo như vậy ta sẽ dành 3/4 cho bữa chính và một phần tư cho bữa phụ, vậy 1600 kcal chia cho bốn thì mỗi một bữa chính thì tiêu thụ khoảng 400 kcal còn hai bữa phụ mỗi bữa 200kcal".

Dinh dưỡng rất quan trọng để phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường: 2 nguyên tắc cần lưu ý để kiếm soát đường huyết, tránh tình huống nguy hiểm tính mạng  - Ảnh 2.

Để làm được điều đó, bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ 2 nguyên tắc:

Tính toán được lượng calo nạp vào cơ thể

Bác sĩ Thanh nhắc nhở, bệnh nhân tiểu đường cần có kỹ năng đọc nhãn các thực phẩm. Nếu cầm trên tay hộp sữa chua thì có thể dựa trên vỏ ngoài của sữa chua mà chúng ta có thể biết được ăn hộp sữa chua này thì ta có khoảng bao nhiêu kcal năng lượng.

Nếu hộp sữa có khoảng 100kcal thì bữa phụ chúng ta đã ăn được 100 kcal sau đó nên tự điều chỉnh phần ăn tiếp theo cho hợp lí. Tương tự như vậy, tùy từng kích cỡ, chúng ta chia đều các bữa sao cho không để ăn một bữa quá nhiều hoặc là một bữa quá ít, ăn quá nhiều thì đường huyết sau ăn tăng rất cao, làm cho dao động đường huyết trong ngày của chúng ta không ổn định.

Lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp

Dinh dưỡng rất quan trọng để phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường: 2 nguyên tắc cần lưu ý để kiếm soát đường huyết, tránh tình huống nguy hiểm tính mạng  - Ảnh 3.

Thức ăn có nhiều loại, sức khỏe gặp vấn đề thì cần chú ý hơn cả. Ví dụ như khi ta ăn xôi thì đường huyết lên cao hơn nhiều so với ăn cùng một lượng như thế nhưng thay thành cơm gạo lứt, đường huyết sau ăn sẽ tăng dần dần, sẽ không làm tăng vượt mức cho phép.

Ăn nhiều rau xanh vì rau có mức năng lượng khá thấp và đồng thời tăng thêm vitamin C cùng các chất khoáng khác cho cơ thể.

Hạn chế tinh bột đối với người đái tháo đường, người bị bệnh đái tháo đường nên ăn tầm 50-60% lượng tinh bột so với người bình thường.

Ăn hoa quả cũng cần lưu ý, mặc dù hoa quả rất tốt. Tuy nhiên có các loại quả rất ngọt, không thích hợp cho người bị đái tháo đường, vừa làm tăng năng lượng đường huyết và đường frutozo sau ăn lên rất cao.

Dinh dưỡng rất quan trọng để phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường: 2 nguyên tắc cần lưu ý để kiếm soát đường huyết, tránh tình huống nguy hiểm tính mạng  - Ảnh 4.
https://cafef.vn/dinh-duong-rat-quan-trong-de-phong-tranh-bien-chung-cua-benh-tieu-duong-2-nguyen-tac-can-luu-y-de-kiem-soat-duong-huyet-tranh-tinh-huong-nguy-hiem-tinh-mang-20211203141910164.chn