Trên mỗi bàn chân đều có khoảng 33 khớp xương, 100 dây chằng, cơ bắp, dây thần kinh và rất nhiều mạch máu liên kết với não, tim và cột sống.
Chính vì vậy, các tác động đến từ bàn chân đều có ảnh hưởng khá lớn đối với những cơ quan của cơ thể và sức khỏe tổng thể nói chung. Ngược lại, khi cơ thể xuất hiện sự suy yếu ở bộ phận nào, người ta cũng nhận thấy một vài triệu chứng rõ rệt ngay tại bàn chân.
Ở những người sức khỏe yếu, có 4 dấu hiệu tuổi thọ ngắn nhìn thấy rõ rệt ngay trên bàn chân mà chúng ta cần hết sức lưu ý như sau:
5 dấu hiệu tuổi thọ ngắn có thể xuất hiện trên bàn chân
Chân thường xuyên bị ngứa
Nếu bàn chân thường xuyên bị ngứa một cách bất thường, không xác định rõ nguyên nhân thì rất có thể đây chính là dấu hiệu bệnh liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn, sức đề kháng yếu hoặc mắc bệnh tiểu đường.
Tình trạng ngứa ngáy không thuyên giảm theo thời gian thì cần đi khám bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, sau đó có biện pháp điều trị tích cực cho các nguyên nhân cụ thể.
Móng chân yếu, tái nhợt bất thường
Thận là cơ quan đóng vai trò loại bỏ độc tố trong máu, có tác động lớn tới tuần hoàn máu trong cơ thể. Khi cơ quan này gặp vấn đề, các ngón chân là nơi nằm cách xa tim nhất, chịu sự dồn ép của toàn bộ trọng lượng cơ thể nên có thể biểu hiện dấu hiệu kém lưu thông máu một cách rõ ràng.
Khi các móng chân bỗng yếu hơn, có màu nhợt nhạt bất thường thì có thể chức năng thận đang suy yếu
Ngoài ra, các dây thần kinh ở ngón chân cũng có liên kết với dây thần kinh ở thận. Vậy nên, nếu thận không tốt, các ngón chân sẽ bị thiếu hụt máu đi nuôi, dẫn đến thiếu dinh dưỡng, móng chân sẽ trở nên yếu và tái nhợt hơn bình thường.
Các đường gân trên chân rất cứng
Trên mu bàn chân, ai cũng có những mạch máu nổi lên rõ rệt và thường được mọi người gọi là gân chân. Theo Y học Trung Quốc, khi bạn cúi đầu xuống và chạm vào những đường gân ở chân, nếu thấy gân rất cứng thì đây có thể là nguy cơ xơ cứng động mạch.
Khi cơ thể ăn uống dư thừa chất trong một thời gian dài, các độc tố và cặn bã không được đào thải kịp thời sẽ bám vào thành mạch và tạo ra sự xơ cứng. Các mảng bám ngày một tích tụ sẽ trở thành vật cản lưu thông của máu, khiến mạch máu đột ngột bị tắc nghẽn. Nếu đi cùng với biểu hiện tăng huyết áp, xơ cứng động mạch thậm chí gây ra các bệnh nhồi máu não, bệnh tim mạch, đe dọa tính mạng.
Mạch máu ở mu bàn chân mềm nghĩa là quá trình lưu thông máu hanh thông, khỏe mạnh.
Bàn chân luôn lạnh
Mức độ lưu thông máu trong cơ thể sẽ quyết định phần nào nhiệt độ của bàn chân. Khi lượng máu cung cấp cho bàn chân sẽ bị ảnh hưởng do chức năng thận suy yếu hoặc tim đưa máu đi không đủ, bàn chân sẽ bị lạnh.
Tuy nhiên, nếu bàn chân quá nóng cũng có thể cho thấy cơ thể đang bị nóng trong, bị thiếu âm. Do vậy, nhiệt độ bình thường của bàn chân thường tương đồng với bàn tay, không nên quá lạnh hay quá nóng.
Thường xuyên bị tê chân
Đây là một biểu hiện cho thấy sức khỏe cơ thể đang bị giảm sút. Nguyên nhân dẫn tới tê chân có thể là do mạch máu bị tắc, máu lưu thông bị cản trở. Tình trạng này gây ra hiện tượng tê cục bộ ở bàn chân, là dấu hiệu sớm của cơn đột quỵ mà mọi người cần hết sức đề phòng nếu còn đi kèm các dấu hiệu mất thính giác, khó nói chuyện...
Bên cạnh đó, cảm giác tê bì ở tứ chi, đặc biệt là phần chân cũng có thể là cảnh báo của bệnh tiểu đường. Khi đường huyết tăng, nó cũng sẽ gây ra một loạt các rối loạn chuyển hóa của các sợi thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên.
4 thói quen nên áp dụng hàng ngày để chăm sóc bàn chân
Thường xuyên kiểm tra bàn chân
Mỗi ngày, vào buổi tối rảnh rỗi, nên chọn một nơi có đủ ánh sáng để kiểm tra, quan sát kỹ bàn chân của mình. Với các vết nứt trên da, các vết phồng rộp, vết thâm, các nốt chai chân và những chỗ đau trên da bất thường, nên lưu ý theo dõi trong một thời gian.
Nếu các dấu hiệu bất thường không biến mất hoặc thuyên giảm thì nên nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia y tế.
Nhất định phải rửa sạch chân hằng ngày
Sử dụng nước ấm vừa phải, xà phòng trung tính để làm sạch toàn bộ lòng bàn chân, các kẽ ngón chân và mu bàn chân một cách cẩn thận. Nếu không được vệ sinh thường xuyên, bàn chân sẽ là “ổ vi khuẩn di động”, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.
Cho chân “hít thở không khí”, thư giãn
Bàn chân thường xuyên đi tất, đi giày thường ra mồ hôi, bị bít chặt, không được thoải mái. Do đó, khi rảnh rỗi không làm gì, bạn nên dành thời gian cho chân trần được thông thoáng, mang lại cảm giác dễ chịu hơn và ngăn ngừa được các bệnh ở chân như nấm, nhiễm khuẩn.
Thói quen này cũng giúp khí huyết ở bàn chân được lưu thông tốt hơn
Thường xuyên tập cử động các ngón chân trong khoảng 5-10 phút, lắc đi lắc lại hai chân, thực hiện động tác đạp xe trên không… để thúc đẩy toàn thân tuần hoàn máu, giải tỏa cảm giác mệt mỏi.
Ngâm chân bằng nước ấm
Cuối ngày, nên ngâm chân bằng nước ấm khoảng 15 phút là cách tốt nhất để giúp lưu thông tuần hoàn máu, tăng cường sự trao đổi chất cho cơ thể. Qua đó, bàn chân ấm áp suốt ban đêm, đặc biệt là trong mùa đông, sẽ giúp bảo vệ sức khoẻ.