Thời tiết nắng nóng như thế này, nhiều người chỉ muốn tắm cả ngày để giải nhiệt. Nắng nóng đổ mồ hôi là chuyện bình thường, bởi mồ hôi được tiết ra từ các tuyến mồ hôi và nó thường xuất hiện trong 2 trường hợp sau:
Vận động nhiều
Trong quá trình vận động, làm việc hoặc ở trong môi trường nhiệt độ cao sẽ khiến cơ thể sinh ra một lượng nhiệt lớn, tuyến mồ hôi tiết ra nhiều hơn. Khi mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi rất nhiều nhiệt, duy trì nhiệt độ ổn định của cơ thể.
Vào mùa hè, tuyến mồ hôi được ví như “máy điều hòa nhiệt độ” và là kênh tản nhiệt chính của con người.
Ngoài ra, người ta sẽ đổ mồ hôi khi bị căng thẳng về tinh thần hoặc xúc động, đây là trường hợp mà người ta thường nói “đổ mồ hôi trộm”.
Bệnh tật
Mồ hôi cũng là dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể, nếu nhận thấy nó xuất hiện ở 6 vị trí này, bạn cần cẩn trọng.
1. Đầu và mặt
Biểu hiện thường thấy là đầu và mặt ra nhiều mồ hôi cùng lúc, trong khi các bộ phận khác đều bình thường. Đổ mồ hôi lúc này được chia làm 2 tình huống.
- Dạ dày, tỳ vị yếu
Biểu hiện: Đầu đổ mồ hôi nhiều hơn, không bị cảm hay sốt, tiểu tiện không thông, lưỡi vàng và nhờn. Phần lớn tình trạng này cho thấy tỳ vị và dạ dày đang yếu.
- Ăn quá no
Tình trạng này thường xảy ra sau khi ăn uống quá no. Người bệnh sẽ ra nhiều mồ hôi ở đầu và mặt, đồng thời cảm thấy rất khát nước.
2. Đầu mũi
Đầu mũi thường xuyên đổ mồ hôi, phần lớn liên quan đến khí ở phổi bị thiếu hụt. Bởi vì phổi bị thiếu khí nên làm giảm khả năng hấp thụ mồ hôi của cơ thể, từ đó xuất hiện hiện tượng đổ mồ hôi trộm.
Những người bị thiếu hụt khí ở phổi có khả năng miễn dịch thấp, một số triệu chứng sẽ xuất hiện như da xanh xao, mệt mỏi, khó thở.
3. Tay chân
Ra mồ hôi tay chân nhiều, có thể là do 3 vấn đề:
- Thiếu âm và thừa nhiệt
Thiếu âm tức là khi năng lượng âm trong cơ thể cạn kiệt, dẫn đến dư thừa dương khí, gây ra cảm giác nóng nực từ bên trong. Biểu hiện ra mồ hôi tay chân, sốt, cổ họng khô rát… Những người này có thể ăn thức ăn dưỡng âm để điều hòa.
- Đường tiêu hóa có vấn đề
Chướng bụng không rõ nguyên nhân thường là do táo bón, ruột suy yếu, phân khô. Lúc này, bạn có thể uống thuốc nhuận tràng để cải thiện đường ruột.
Nếu bụng đầy trướng đau, phân không rõ nguyên nhân thường là do khô ruột, táo bón, lúc này bạn có thể uống thuốc nhuận tràng thông tiện.
- Nóng dạ dày
Nếu nhận thấy khô miệng kèm sưng lợi, điều này có liên quan tới nóng dạ dày. Bạn có thể uống một số loại thuốc Đông y thể thanh nhiệt giải độc trong cơ thể.
4. Sau gáy
Đổ mồ hôi quá nhiều ở cổ cũng có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp.
Những người tiểu đường cũng hay bị hạ đường huyết do chức năng của đảo tụy bất thường, nếu không được xử lý đúng cách thường xảy ra tai biến. Khi nhận thấy đổ mồ hôi sau gáy, bạn có thể đoán được lượng đường trong máu đang thấp, kịp thời bổ sung một số thực phẩm có đường như bánh kẹo hoặc đồ uống có ga.
5. Một bên cơ thể
Nếu nhận thấy đổ mồ hôi một bên cơ thể, tình trạng này thường thấy ở bệnh nhân liệt nửa người. Dấu hiệu này cũng cảnh báo trước nguy cơ đột quỵ.
Khi tình trạng này xảy ra kèm theo một số triệu chứng khác như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn…, nó thể báo hiệu khởi phát đột quỵ.
Ai cũng biết tai biến mạch máu não rất nguy hiểm, nó có thể xảy ra đột ngột, đe dọa tới tính mạng con người trong tích tắc hoặc để lại biến chứng dù được cứu sống.
6. Đổ mồ hôi toàn thân vào ban đêm
Đổ mồ hôi sau khi ngủ và ngừng lại sau khi thức dậy được gọi là đổ mồ hôi ban đêm. Trong y học Trung Quốc, đây là biểu hiện của tình trạng thiếu âm.
Những người như vậy thường có tay chân nóng, đỏ mặt, khô miệng, rát họng, loét miệng kéo dài lâu, khó lành, khó chịu, mất ngủ.