Dự kiến quý 4/2021, khoảng 50 triệu liều vắc-xin Pfizer sẽ về Việt Nam

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, trong quý 3-2021, số lượng vắc-xin COVID-19 về có thể chưa nhiều nhưng tới quý 4 sẽ về nước dồn dập.

Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng từ 27/04/2021
(Số liệu cập nhật lúc 13:30 03/08/2021) - Nguồn: Bộ Y tế
STT Tỉnh Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng ca nhiễm Ca tử vong
TỔNG

Riêng vắc-xin Pfizer sẽ về Việt Nam khoảng 47-50 triệu liều. Do đó, các địa phương phải đẩy nhanh tốc độ tiêm. Trong đó, huy động tổng lực các lực lượng ở địa phương tham gia tiêm chủng. Ở địa phương có ít vắc-xin vẫn phải đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để vừa làm vừa rút kinh nghiệm chuẩn bị cho các đợt vắc-xin sắp về. Đặc biệt, tại các vùng phong tỏa càng phải tổ chức tiêm vắc-xin ngay.

Dự kiến quý 4/2021, khoảng 50 triệu liều vắc-xin Pfizer sẽ về Việt Nam - 1

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương sàng lọc sớm, sàng lọc trước các đối tượng đăng ký tiêm để phân loại, chỉ định điểm tiêm phù hợp tình trạng sức khỏe người dân.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh tại điểm tiêm có vắc-xin nào thì tiêm ngay vắc-xin đó, không lựa chọn vắc-xin, bởi tất cả các loại vắc-xin COVID-19 Bộ Y tế cấp phép đều được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp phép và các nước sử dụng.

Đến nay, Bộ Y tế đã phân bổ hơn 16 triệu liều vắc-xin COVID-19 theo 16 đợt cho các địa phương, bộ ngành, đơn vị. Hôm 31-7, 1 triệu liều vắc-xin Sinopharm do Công ty Dược Sapharco ký kết hợp đồng mua và nhập khẩu dưới sự ủy quyền của UBND TP.HCM đã về thành phố này. Đến nay, TP.HCM là địa phương tổ chức được số lượng tiêm vắc-xin nhiều nhất.

Cùng ngày, GS. TS. Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt về nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, phát triển vắc-xin phòng COVID-19 đã tới làm việc và chủ trì cuộc họp trực tuyến với các nhà khoa học bao gồm lãnh đạo Cục Khoa học – Công nghệ Đào tạo (Bộ Y tế), Học viện Quân y, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.HCM rà soát tiến độ, thúc đẩy quá trình thử nghiệm lâm sàng, đôn đốc báo cáo kết quả nghiên cứu giai đoạn 1, 2, 3 (a,b) của vắc-xin Nanocovax do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen sản xuất.

Báo cáo của công ty cho biết, hiện nay công ty đang triển khai theo đề cương nghiên cứu, pha 3 được thử nghiệm trên 13.000 người, chia làm 2 giai đoạn nhỏ (3a: 1.000 người và 3b: 12.000 người).

Kết quả D42 của 1.000 người pha 3a được thu thập cho thấy: 100% đối tượng được tiêm Nanocovax có kháng thể trung hòa Surrogate trên ngưỡng 30%; 99.2% đối tượng chuyển đổi huyết thanh của kháng thể IgG kháng Protein S gấp 4 lần so với nền.

Tiếp tục theo dõi 1.000 đối tượng giai đoạn 3a và 12.000 đối tượng pha 3b theo đề cương nghiên cứu.

Song song với việc xin cấp phép sử dụng khẩn cấp có điều kiện, Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen kiến nghị Bộ Y tế, Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y sinh học Quốc gia xem xét việc triển khai nghiên cứu giai đoạn 3c (tiêm cho khoảng 500.000 - 1.000.000 người).

Nghiên cứu trên trẻ em từ 12 đến 18 tuổi, sau khi được cấp phép.

Sau khi nghe báo cáo kết luận của các chuyên gia đầu ngành, GS.TS Trần Văn Thuấn khẳng định, Bộ Y tế rất  mong sớm có vắc-xin tự sản xuất trong nước để bảo vệ người dân, để chúng ta chủ động hơn, giảm sự lệ thuộc vào vắc-xin nhập khẩu. “Có tín hiệu mừng, vui là vắc-xin an toàn và có tính sinh miễn dịch tương đối cao. Tuy nhiên, chúng ta chưa có dữ liệu chắc chắn bảo vệ của vắc-xin đến đâu, chúng ta cần chờ thêm thời gian và kết quả nghiên cứu” – GS Thuấn nói.

Bộ Y tế luôn ủng hộ, mong muốn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các công ty, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất vắc-xin phòng chống COVID-19, vì vậy đã huy động nhiều nhà khoa học đầu ngành của đất nước tham gia vào đánh giá, nghiên cứu và thẩm định.

Bộ Y tế đề nghị Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược Nanogen, trước ngày 15/8/2021, phải gửi báo cáo dữ liệu nghiên cứu pha 2 và bước đầu pha 3, từ đó Bộ Y tế có số liệu gửi Hội đồng đạo đức và Hội đồng cấp phép của Bộ Y tế xem xét cấp phép trong tình trạng khẩn cấp.

Thế giới Việt Nam Ấn Độ Braxin Thái Lan Campuchia Nhật Bản