Trên thực tế, mọi người đều có thể đạt đến trạng thái trường thọ, miễn là họ nắm vững phương pháp. Dưới đây là 6 phương pháp của những người sống thọ đã được đúc kết lại, hãy thử xem bạn sở hữu bao nhiêu trong số đó.
1. Ít gò bó
Nếu như đã xem các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết kiếm hiệp nổi tiếng của nhà văn Kim Dung (Trung Quốc) như Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp... chắc hẳn bạn sẽ không thể không biết đến nhân vật Chu Bá Thông. Chu Bá Thông là một nhân vật có thật sống vào cuối thời Bắc Tống, có ảnh hưởng trong việc sáng lập Toàn Chân giáo và cũng là một trong những người sống thọ có tiếng theo sử sách Trung Quốc ghi lại.
Ở trong phim hay ngoài đời thật, người ta luôn biết đến Chu Bá Thông là một ông lão nhưng lại có cách hành xử như một đứa trẻ. Do đó, tại Trung Quốc, ''Chu Bá Thông'' cũng trở thành một từ dùng để chỉ những người già thích ăn chơi, sống tự do, có tâm hồn trẻ thơ, thường xuyên cười tươi, vui vẻ một cách dễ dàng và sống lâu, sống thọ.
Thực tế, khi bạn cười thường xuyên, ít bị gò bó trong suy nghĩ và tâm hồn sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho cơ thể, có thể tăng khả năng miễn dịch, giảm khả năng ốm đau và từ đó kéo dài tuổi thọ.
2. Ít mong muốn
Khi bước vào độ tuổi trung niên và tuổi già, bạn nên để những ham muốn của mình biến mất một cách tự nhiên, đừng ham muốn quá nhiều. Ở tuổi này, sao phải tranh giành danh lợi, điều này sẽ chỉ khiến bản thân kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần mà lại gây họa cho thân.
Tuổi này nên là tuổi hạnh phúc, chỉ cần bạn sống giản dị, mãn nguyện và hạnh phúc thì bạn có thể sống lâu hơn.
3. Ăn ít hơn
Đối với người trung niên và người cao tuổi, các chức năng khác nhau của cơ thể ở độ tuổi này vốn đã suy yếu, trong đó có chức năng tiêu hóa, ăn quá no sẽ khiến dạ dày luôn trong tình trạng hoạt động và không thể tiêu hóa hết các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
Vì vậy, người trung niên và người cao tuổi nên ăn uống đa dạng và dinh dưỡng toàn diện, cố gắng ăn ít và chia thành nhiều bữa để hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng trong thức ăn.
4. Ít bận tâm
Trong truyền thống văn hóa của các nước phương Đông, con rùa tượng trưng cho tuổi thọ.
Khi bước vào tuổi 60, cơ thể chúng ta đã ở vào độ tuổi trung niên rồi, phải giữ thái độ tốt, đừng dễ nổi nóng, phải có tấm lòng bao dung, độ lượng thì mới sống một cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
5. Ít an nhàn
Đối với những người trung niên và cao tuổi, các mô và cơ quan trong cơ thể ngày càng suy thoái trầm trọng hơn, các cơ bắp toàn thân sẽ teo dần, cộng với việc lười vận động (quá an nhàn) thì tình trạng già nua càng rõ rệt.
Nếu bạn có thể tập thể dục nhiều hơn, nó có thể thúc đẩy lưu thông máu của cơ thể tốt hơn và tăng cường thể lực. Đối với người cao tuổi, các bài tập như Thái Cực Quyền, đi bộ hay đạp xe đều có thể có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý rằng bạn vẫn phải lựa chọn môn thể dục và cường độ tập tùy theo tình hình sức khỏe của bản thân.
6. Ít trầm mặc
60 là độ tuổi mà nhiều người trung niên và cao tuổi nghỉ hưu, đối với sự thay đổi đột ngột này rất dễ dẫn đến trầm cảm và thay đổi tính cách.
Giữ trạng thái tinh thần này lâu không tốt cho sức khỏe, lúc này bạn hãy đi dạo và giao tiếp với người khác nhiều hơn để có thể giúp giải tỏa căng thẳng cho bản thân.
Nguồn và ảnh: Sohu, Asia One, Healthline