Đũa sau khi rửa vẫn bẩn gấp... 8 lần bồn cầu, chuyên gia dạy bạn 4 mẹo khi dùng để hạn chế bệnh tật

Chúng ta đều nghĩ rửa đũa với nước rửa chén là đủ, nhưng thực chất sau khi rửa chúng vẫn có thể bẩn hơn cả bồn cầu.

Theo thông tin cảnh báo từ đài truyền hình Dongsen của Đài Loan, đũa chứa lượng vi khuẩn gấp gần 8 lần so với bề mặt bồn cầu vệ sinh. Kết luận được trích dẫn từ thử nghiệm của Phó giáo sư Lý Chánh Đại thuộc Khoa Y tế và Dinh dưỡng tại Đại học Khoa học và Công nghệ Fuying (Đài Loan). Thử nghiệm được tiến hành trên 4 loại đũa phổ biến nhất là đũa tre, đũa gỗ, đũa sứ và đũa inox.

Đầu tiên, đũa được rửa sạch và làm khô bằng máy rửa chén bát chuyên dụng. Sau đó, Phó giáo sư Lý bôi dung dịch vô trùng lên đũa, đặt mẫu vào ống nghiệm rồi cho vào máy đo sáng để phát hiện hàm lượng vi khuẩn. Kết quả xét nghiệm phát hiện cả 4 loại đũa đều chứa nhiều vi khuẩn sau khi làm sạch, thậm chí có 3 trên 4 loại vượt xa giá trị tiêu chuẩn là 200 đơn vị.

Trong đó, đũa gỗ chứa nhiều vi khuẩn nhất, lên đến 660 đơn vị, tức là gấp 3,3 lần so với tiêu chuẩn. Tiếp theo là đũa tre đạt 350 đơn vị, đũa giả sứ là 310 và cuối cùng là đũa inox với 91 đơn vị.

Đũa sau khi rửa vẫn bẩn gấp... 8 lần bồn cầu, chuyên gia dạy bạn 4 mẹo khi dùng để hạn chế bệnh tật - Ảnh 1.

Đặc biệt, Phó giáo sư cho biết hàm lượng vi khuẩn của đũa tre có hoa văn, khắc họa tiết chìm chứa nhiều vi khuẩn hơn hẳn đũa trơn. Sau khi làm sạch và sấy khô, lượng vi khuẩn ở loại đũa này vẫn đạt 13000 đơn vị, gấp 37 lần đũa tre thường và gấp 67 lần giá trị tiêu chuẩn. Nếu đổi đơn vị thành số lượng vi khuẩn, mỗi gam chứa hơn 1 tỷ vi khuẩn, bẩn gấp gần 8 lần so với bệ ngồi bồn cầu vệ sinh.

Bốn lưu ý khi dùng đũa để đảm bảo sức khỏe Phó giáo sư Lý giải thích, đũa vẫn chứa rất nhiều vi khuẩn sau khi rửa là do nhiều cặn thức ăn rất khó làm sạch hoàn toàn. Nhất là đối với các loại đũa có nhiều hoa văn, họa tiết trang trí vì nó khiến cặn bẩn, vi khuẩn bám lại. Tương tự, các loại đũa gỗ, tre dù trơn bóng vẫn có các đường vân, kẽ hở khó nhìn bằng mắt thường, làm tăng lượng vi khuẩn.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta không nên dùng đũa nói chúng hãy bỏ hết các loại đũa gỗ, tre hay chỉ dùng đũa sứ, đũa inox. Chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể lượng vi khuẩn ở mọi loại đũa với 4 lưu ý sau đây:

1. Rửa đũa đúng cách

Việc đặt đũa vào lòng bàn tay, lăn qua lăn lại khi rửa là chưa đủ để làm sạch. Nhất là khi bạn rửa nhiều chiếc đũa cùng lúc.

Đũa sau khi rửa vẫn bẩn gấp... 8 lần bồn cầu, chuyên gia dạy bạn 4 mẹo khi dùng để hạn chế bệnh tật - Ảnh 2.

Thay vào đó, nên rửa sạch từng chiếc 1 với cọ rửa bát thấm nước rửa chén bát pha loãng. Kỳ sạch toàn bộ chiếc đũa, nhất là đầu dùng để gắp. Sau đó, xả sạch xà phòng dưới vòi nước chảy. Nên rửa đũa ngay sau khi ăn thay vì trì hoãn hoặc ngâm quá lâu trong nước rửa chén bát.

2. Thường xuyên khử trùng đũa

Mỗi tuần ít nhất 1 lần, hãy cho đũa vào nước sôi khoảng 1 - 2 phút, vớt ra để ráo sau đó làm khô bằng nhiệt độ cao. Nếu bạn không có máy sấy hay máy rửa chén bát có chế độ sấy chuyên dụng, có thể dùng máy sấy tóc hoặc đơn giản là thổi khô bằng quạt, dùng khăn cotton sạch để thấm nhẹ nhàng.

3. Cẩn trọng khi chọn mua đũa

Như thử nghiệm của Phó giáo sư Lý chỉ ra, các loại đũa gỗ, tre dễ ẩn chứa nhiều vi khuẩn hơn các loại còn lại. Vì vậy, bạn nên ưu tiên đũa sứ, đũa giả sứ hay đũa inox để bảo vệ sức khỏe. Nếu vẫn muốn dùng đũa tre, đũa gỗ, hãy chọn các thương hiệu uy tín, chất lượng đạt chuẩn. Lưu ý nên loại trơn thay vì có hoa văn, họa tiết.

3. Thay đũa thường xuyên

Tốt nhất là nên thay mới 6 tháng 1 lần với đũa gỗ, tre và 8 tháng đến 1 năm với đũa sứ, inox để tránh ảnh hưởng hương vị thức ăn và đảm bảo sức khỏe.

Đũa sau khi rửa vẫn bẩn gấp... 8 lần bồn cầu, chuyên gia dạy bạn 4 mẹo khi dùng để hạn chế bệnh tật - Ảnh 3.

Đặc biệt, dù chưa đến thời hạn trên nhưng đũa có dấu hiệu như nấm mốc, đổi màu, nứt, vỡ… thì cần phải thay mới ngay.

Nguồn và ảnh: HK01, Eat This, Aboluowang

https://ahadep.com/dua-sau-khi-rua-van-ban-gap-8-lan-bon-cau-chuyen-gia-day-ban-4-meo-khi-dung-de-han-che-benh-tat-20220324121444845.chn