Lý do là vì chất lượng cuộc sống đang ngày càng được nâng cao, không phải những người giàu có hay nhiều tuổi mới được ăn uống đầy đủ, xa hoa như trước kia. Ngoài ra, rất nhiều bệnh tật khác có xu hướng trẻ hóa cũng khiến sức khỏe con người “già” hơn so với tuổi thật, sức đề kháng kém đi.
Gút là bệnh mãn tính do rối loạn chuyển hóa purin trong thận. Khiến thận không đào thải được axit uric trong máu, chúng tích tụ và hình thành tinh thể tập trung tại các khớp, không chỉ gây viêm khớp, sưng khớp khiến bệnh nhân ngày càng khó vận động và còn vô cùng đau đớn.
Trong đó, thói quen ăn uống là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gút ở người trẻ gia tăng. Bao gồm thói quen ăn nhiều thịt, hải sản, nội tạng động vật nhưng lại lười ăn rau củ, hay thường ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh, uống nhiều bia rượu.
Không chỉ chứa nhiều đạm và purin, các loại đồ ăn uống kể trên còn kích thích cơ thể sản sinh axit uric, ức chế đào thải axit uric dẫn đến chất này tích tụ nhanh chóng và gây ra bệnh gút.
Bên cạnh đó, nhịp sống hiện đại với sự phát triển của thiết bị điện tử thông minh khiến giới trẻ ngày càng lười vận động, thường ngồi lâu khiến bệnh gút càng sớm "ghé thăm".
Vì vậy, hãy rèn luyện thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, nếu có 4 biểu hiện sớm sau đây của bệnh gút, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để không phải hối hận sau này:
1. Khớp sưng và đỏ
Một trong những biểu hiện phổ biến nhất của bệnh gút là các khớp có biểu hiện đỏ bất thường hoặc sưng tấy không rõ nguyên nhân .
Do sự lắng đọng của các tinh thể urat dễ kích thích vùng xương các khớp. Biểu hiện sưng hoặc đỏ, thậm chí đau nhức nhẹ sẽ rõ ràng nhất về ban đêm, khi làm việc quá sức hay khi bị kích thích lạnh.
2. Đau khớp, cứng khớp
Khi bệnh gút bắt đầu tấn công, việc đau khớp, cứng khớp là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân do nồng độ axit uric máu trong cơ thể quá cao hình thành các hạt tinh thể làm tổn thương xương, gây ra các cơn đau dữ dội tại chỗ.
Cùng với cảm giác đau, khớp sẽ bị sưng, nóng, khó cử động, thậm chí là tạm thời không thể cử động trong 1 thời gian ngắn. Các triệu chứng này sẽ liên tục lặp lại, rất khó để điều trị dứt điểm dù bạn đã được bác sĩ hướng dẫn theo liệu trình.
3. Tổn thương da
Nếu vùng khớp hoặc vùng da xung quanh khớp đột nhiên có biểu hiện bị tổn thương hoặc rất dễ trầy xước dù va quệt nhẹ thì nên cẩn trọng.
Bệnh gút kéo dài lâu ngày sẽ gây ra các vết thương ngoài da, vì các hạt tinh thể tác động trực tiếp gây tổn thương các mô da. Nó cũng khiến da trở nên cực kỳ nhạy cảm, mỏng manh, da bị kích ứng dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
4. Khô miệng
Khô miệng, khô lưỡi, luôn cảm thấy khát nước không chỉ là biểu hiện của của mất nước, bệnh đường tiêu hóa hay bệnh tiểu đường mà còn cảnh báo bệnh gút.
Nồng độ axit uric cao liên tục sẽ kích thích cơ thể, khiến dây thần kinh liên tục phát ra tín hiệu thúc đẩy bệnh nhân phải uống nhiều nước hơn để thận có thể đào thải axit uric ra bên ngoài.
Nguồn và ảnh: QQ, MSN, Eat This