"Em gái quốc dân" xứ Hàn từng mắc bệnh nguy hiểm, không thể tiếp tục đóng phim

Nhắc đến cái tên Moon Geun Young, người hâm mộ sẽ nhớ ngay đến danh hiệu “Em gái quốc dân” với vẻ ngoài trong sáng và mộc mạc.
Chia sẻ

Moon Geun Young sinh năm 1987. Cô bắt đầu nổi tiếng với vai diễn trong phim truyền hình đình đám Trái tim mùa thu. Sau đó, với nét diễn tự nhiên, vẻ bề ngoài xinh xắn dễ thương, Moon Geun Young thu hút được đông đảo lượng fan châu Á và tiếp tục tỏa sáng với những bộ phim khác như Câu chuyện hai chị em, Cô dâu 15 tuổi,…

Sau khi thông báo về tình trạng bệnh, người hâm mộ không khỏi bất ngờ trước những hình ảnh mới nhất của Moon Geun Young.

"Em gái quốc dân" xứ Hàn từng mắc bệnh nguy hiểm, không thể tiếp tục đóng phim - 1

Được biết, nguyên nhân khiến nhan sắc của “Em gái quốc dân” xuống cấp nhanh chóng là do thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Cô bị một cơn đau chèn ép từ năm 2017. Moon Geun-young được chẩn đoán mắc hội chứng khoang cấp tính và đã trải qua 4 cuộc phẫu thuật. Moon Geun Young đã phải dừng đóng phim để tập trung điều trị bệnh. Đến năm 2021, cô mới đóng phim trở lại với dự án phim truyền hình đặc biệt cuối năm đài KBS - The Break of Memories.

Sau thời gian bạo bệnh, Moon Geun Young xuất hiện với hình ảnh xanh xao, đôi mắt trũng sâu, thâm quầng.

"Em gái quốc dân" xứ Hàn từng mắc bệnh nguy hiểm, không thể tiếp tục đóng phim - 2

Hội chứng khoang xảy ra khi áp lực quá mức tích tụ bên trong một không gian kín trong cơ thể. Hội chứng khoang thường do chảy máu hoặc sưng tấy sau chấn thương. Áp suất cao trong hội chứng khoang cản trở dòng chảy của máu đến và đi từ các mô bị ảnh hưởng. Nó có thể là một trường hợp khẩn cấp, cần phải phẫu thuật để ngăn ngừa thương tật vĩnh viễn.

Nguyên nhân hội chứng khoang

Hội chứng khoang cấp tính là loại hội chứng khoang thường gặp nhất. Khoảng 3/4 trường hợp, hội chứng khoang cấp tính là do gãy chân hoặc tay. Hội chứng khoang cấp tính phát triển nhanh chóng trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

Hội chứng khoang có thể phát triển từ chính vết thương, do áp lực từ chảy máu và phù nề. Hoặc hội chứng khoang có thể xảy ra sau đó, do kết quả của việc điều trị gãy xương (chẳng hạn như phẫu thuật hoặc bó bột).

Hội chứng khoang cấp tính cũng có thể xảy ra sau chấn thương không gãy xương, bao gồm:

- Bỏng

- Băng bó quá chặt

- Chèn ép kéo dài một chi trong thời gian bất tỉnh

- Phẫu thuật mạch máu của cánh tay hoặc chân

- Cục máu đông trong mạch máu ở tay hoặc chân

- Tập thể dục quá mạnh, đặc biệt là các chuyển động lệch tâm

- Lạm dụng steroid đồng hóa cũng có thể góp phần phát triển hội chứng khoang

Một dạng khác của hội chứng khoang, được gọi là hội chứng khoang mãn tính, phát triển trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Đây còn được gọi là hội chứng khoang gắng sức, nó có thể do tập thể dục mạnh thường xuyên gây ra. Loại hội chứng này liên quan đến cẳng chân, mông hoặc đùi.

Các triệu chứng hội chứng khoang

Hội chứng khoang cấp tính thường phát triển trong vài giờ sau khi bị thương nặng ở tay hoặc chân. Một số triệu chứng của hội chứng khoang bao gồm:

- Đau dai dẳng ở cánh tay hoặc chân

- Tê, kim châm ở chân tay

- Sưng, căng và bầm tím chân tay

Điều trị hội chứng khoang

Các phương pháp điều trị hội chứng khoang tập trung vào việc giảm áp lực nguy hiểm trong khoang cơ thể. Băng, bó bột hoặc nẹp đang bó chặt phần cơ thể bị ảnh hưởng phải được cởi bỏ.

Hầu hết những người bị hội chứng khoang cấp tính cần phải phẫu thuật ngay lập tức để giảm áp lực khoang. Bác sĩ phẫu thuật rạch một đường dài qua da và lớp cân mạc bên dưới, giải phóng áp lực quá mức.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ khác bao gồm:

- Giữ phần cơ thể ở dưới vị trí của tim (để cải thiện lưu lượng máu vào khoang)

- Cung cấp oxy qua mũi hoặc miệng

- Truyền dịch qua đường tĩnh mạch

- Uống thuốc giảm đau