Mệt mỏi, mất khứu giác và đau tức ngực là một số tác động lâu dài phổ biến sau khi nhiễm COVID-19. Nhưng theo một bài báo khoa học mới đây, gần một phần tư số người sống sót sau COVID-19 cũng có thể mắc phải chứng rụng tóc.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet, Trung Quốc cho thấy, 359 trong số 1655 bệnh nhân (gần 22%) nhập viện ở Vũ Hán, Trung Quốc đã bị rụng tóc trong 6 tháng sau khi xuất viện.
Các bác sĩ da liễu cho biết, rụng tóc là một phản ứng sinh lý bình thường khi bạn căng thẳng cũng như khi mắc một số bệnh truyền nhiễm và chỉ là tạm thời. Nhưng khi nhiễm COVID-19, tình trạng này có thể kéo dài và không thể phục hồi.
NHS (National Health Service – Dịch vụ y tế quốc gia, Vương quốc Anh) cho rằng, có 14 triệu chứng “hậu COVID” trong đó bao gồm: mệt mỏi, khó thở, mất ngủ, chóng mặt, đau khớp, trầm cảm và lo lắng. Tuy nhiên, rụng tóc không có trong danh sách này.
Các tác giả đến từ Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho biết: “Mục đích của nghiên cứu này là mô tả các hậu quả sức khỏe lâu dài của những bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện. Đây là nghiên cứu thuần tập lớn nhất với thời gian theo dõi dài nhất từ trước tới giờ.” Các bệnh nhân COVID-19 được theo dõi trong nghiên cứu này đã được xuất viện ở Bệnh viện Jin Yin-tan, Vũ Hán từ ngày 7 tháng 1 đến ngày 29 tháng 5 năm 2020.
Sáu tháng sau, bệnh nhân được phỏng vấn với một loạt bảng câu hỏi để đánh giá các triệu chứng và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe, được khám sức khỏe và kiểm tra đi bộ trong 6 phút, và được xét nghiệm máu.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người này chủ yếu gặp rắc rối với mệt mỏi hoặc yếu cơ, khó ngủ, lo lắng hoặc trầm cảm - và rụng tóc cũng là một trong những kết quả chính.
Cụ thể: Có tới 63% bệnh nhân bị mệt mỏi hoặc yếu cơ, 26% gặp khó khăn khi ngủ, 23% bị lo âu hoặc trầm cảm và 22% bị rụng tóc.
Bên cạnh nghiên cứu trên, đã có một phát hiện về các triệu chứng kéo dài của COVID-19, được công bố vào mùa hè năm ngoái bởi Tiến sĩ Natalie Lambert, Trường Đại học Indiana, Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Lambert đã thu thập 1567 câu trả lời trong một cuộc khảo sát trực tuyến từ những người có triệu chứng Covid kéo dài.
Bà ấy phát hiện ra rằng, có tới 423 người trong tổng số này bị rụng tóc - triệu chứng phổ biến thứ 21 trong danh sách 50 triệu chứng (đứng đầu là mệt mỏi).
Bà chỉ ra rằng, các triệu chứng của bệnh Covid-19 dài hơn rất nhiều so với 11 triệu chứng hiện được liệt kê trên trang web của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh.
Tiến sĩ Lambert nói: “Trong khi tác động của Covid-19 lên phổi và hệ thống mạch máu đã nhận được sự quan tâm của giới truyền thông và y tế, kết quả của cuộc khảo sát này cho thấy rằng các triệu chứng về não, toàn thân, mắt và da cũng là những vấn đề sức khỏe thường xuyên xảy ra đối với những người đang hồi phục”
Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), rụng tóc do Covid là hiện tượng telogen effluvium (TE) - một tình trạng rụng gây ra bởi sự xáo trộn trong chu kỳ phát triển của tóc.
Telogen effluvium dẫn đến việc đẩy nhanh giai đoạn anagen – giai đoạn tăng trưởng của tóc và bước vào giai đoạn telogen (Giai đoạn rụng tóc) sớm hơn bình thường.
Sốt hoặc bệnh tật có thể khiến tóc sớm bước vào giai đoạn rụng hơn. Hầu hết mọi người đều thấy tóc rụng rõ rệt từ hai đến ba tháng sau khi bị sốt hoặc ốm.
Các chuyên gia tại Trung tâm Belgravia ở London cũng đã báo cáo sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh telogen effluvium kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Gần 2/3 (64%) bệnh nhân nam và hơn 1/3 phụ nữ (38%) được chẩn đoán TE tại Trung tâm Belgravia cho biết họ đã trải qua các triệu chứng liên quan đến Covid-19 vào năm ngoái.
Rali Bozhinova, nhà nghiên cứu ba chiều tại Trung tâm Belgravia cho biết: “Rụng tóc liên quan đến TE xuất hiện khoảng 3 tháng sau một thời gian chấn thương, bệnh tật hoặc căng thẳng nghiêm trọng, phù hợp với kết quả của nhóm nghiên cứu.”
Bà cũng cho biết: “Sự gia tăng các chẩn đoán cho thấy mức độ căng thẳng mà virus gây ra trên cơ thể, không chỉ gây ra bệnh TE tạm thời mà còn có khả năng làm trầm trọng thêm các tình trạng rụng tóc khác và ảnh hưởng lâu dài nếu không được điều trị kịp thời”
Một chuyên gia khác cho rằng, COVID-19 có thể liên quan đến chứng rụng tóc từng vùng, dẫn đến những mảng hói có kích thước bằng đồng xu trên da đầu. Chứng rụng tóc từng mảng cũng có thể dẫn đến rụng tóc toàn bộ, được gọi là rụng tóc phổ quát và nó có thể ngăn tóc mọc trở lại vĩnh viễn.
“Trong những trường hợp này, COVID-19 có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch tự động, trong đó cơ thể tấn công các nang lông của chính nó làm bít tắc và không thể mọc tóc”, theo Lain Sallis, bác sĩ da liễu chuyên sâu điều trị các bệnh về tóc và da, vương quốc Anh.
Bác sĩ Sallis cho biết thêm: “COVID-19 cũng như nhiều bệnh sốt khác có khả năng làm rối loạn hệ thống miễn dịch tự động của chúng ta. Bất kỳ loại cú sốc nào về thể chất, cảm xúc hoặc tâm lý đều có thể gây ra chứng rụng tóc, vì vậy chắc chắn COVID-19 có thể được coi là một nguyên nhân gây ra chứng bệnh này”.
Hiện đang có một nhóm nghiên cứu của các bác sĩ da liễu có tên là SECURE-DERM xem xét tác động của COVID-19 đối với chứng rụng tóc trên quy mô toàn cầu.